
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể trở nặng, thậm chí tử vong.
Vì vậy, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần lưu ý để phòng tránh và chăm sóc trẻ khi trẻ mắc sốt xuất huyết. ThS. Đặng Khánh Ly, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã có những chia sẻ về cách chăm sóc cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà.
ThS. Đặng Khánh Ly cho biết: Sốt xuất huyết Dengue bao gồm các triệu chứng sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng; nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Ở giai đoạn sốt (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4), trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trong 4-5 ngày, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết, đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm. Trẻ sẽ mệt hơn, lử đử, li bì, ăn kém, tiểu ít; phát ban xuất huyết toàn thân. Các biểu hiện xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, hành kinh số lượng nhiều ồ ạt (ở trẻ gái ), xuất huyết nội tạng (đi ngoài phân đen), xuất huyết não (co giật, hôn mê. Các biểu hiện thoát dịch như dịch ổ bụng (đau bụng, chướng bụng, tức bụng), dịch màng phổi (ho tăng, tức ngực, khó thở) , mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc kẹt.
ThS. Đặng Khánh Ly lưu ý: Xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bởi vì có thể trẻ tuy mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng xuất huyết. Vì vậy, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể đã tới giai đoạn nguy hiểm. Một trong những biến chứng nguy hiểm là trẻ bị sốc, với biểu hiện gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp. Nếu không phát hiện xử trí kịp thời, trẻ dễ đi vào sốc, rối loạn đông máu, suy đa tạng.
Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 - 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, trẻ tỉnh táo hơn, đỡ mệt, ăn ngon hơn, tiểu nhiều, ban xuất huyết dưới da bay dần, đỡ và hết đau bụng. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.
Theo ThS. Đặng Khánh Ly, trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ, quan trọng nhất là kiểm soát nhiệt độ, không để trẻ nhỏ sốt quá cao dẫn đến co giật, trẻ lớn sốt cao thường mê sảng. Bù đủ dịch qua đường uống nếu trẻ tỉnh táo uống được, đường truyền nếu trẻ mệt không uống được. Đồng thời cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh nếu có.
Cha mẹ trẻ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Phần lớn các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà, sau khi khám, các bác sĩ tư vấn hướng dẫn các chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà và theo dõi phát hiện các biến chứng sớm nếu có.
Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sốt tại nhà, cho trẻ uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng thời gian theo đơn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc hạ sốt và các thuốc khác.
Cần cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, theo dõi lượng nước tiểu của trẻ (tiểu nhiều, nước tiểu trong) để biết là bé được bù đủ dịch. Cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo để đưa trẻ khám ngay như chảy máu cam, chảy máu chân răng, phát ban tăng dần, tiểu ít, trẻ mệt không chịu chơi, ăn uống kém, đau bụng , đi ngoài phân đen, hành kinh số lượng nhiều hơn bình thường trong giai đoạn bị bệnh… Tái khám theo hẹn của bác sĩ để làm xét nghiệm kiểm tra theo dõi (thường đến hết 7 ngày của bệnh hoặc ít nhất 48 giờ sau khi hết sốt).
Đồng thời, để phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ em, cần tránh cho trẻ bị muỗi đốt, kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như diệt loăng quăng, muỗi trưởng thành, loại bỏ ổ chứa nước đọng trong và quanh khu vực sinh sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 63 tuổi, ở Thanh Trì - Hà Nội trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 6/2, ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới; có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Chiều 6/2, Lễ hội Xuân hồng lần thứ 16 - sự kiện hiến máu lớn nhất vào mỗi dịp đầu xuân chính thức khai mạc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công khối u thận kích thước hơn 30cm và nặng 2,8kg cho một bệnh nhân bị suy thận.
VTV.vn - Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó mới xuất hiện.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiến hành phẫu thuật điều trị thành công cho bé gái 14 tháng tuổi bị hẹp khí quản khá phức tạp.
VTV.vn - Ngày 6/2, Lễ hội Xuân hồng, sự kiện hiến máu lớn nhất mỗi dịp đầu Xuân sẽ khai mạc tại Hà Nội.
VTV.vn - Sáng 5/2, tại Hà Nội và Hưng Yên, Bộ Y tế và tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm 232 năm ngày mất của ông.
VTV.vn - Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi nhựa được sử dụng trong bao bì thực phẩm và sơn đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người.
VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố khung Sáng kiến toàn cầu giảm ung thư vú, căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 5/2, ghi nhận 7 ca mắc COVID-19 mới; có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Chó, mèo chưa tiêm vaccine phòng dại cào, cắn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong ở người. Mặc dù vậy, tỷ lệ tiêm ngừa dại cho chó mèo tại ĐBSCL vẫn còn khá thấp.
VTV.vn - Ngay tuần đầu sau Tết, tại các điểm tiêm chủng, số người đến tiêm vaccine phòng bệnh dại tăng cao. Nhất là ở miền Nam, nhu cầu sử dụng vaccine phòng dại sớm hơn mọi năm.
VTV.vn - Các quan chức y tế từ châu Âu và Mỹ đang kêu gọi hành động trên phạm vi quốc tế để giải quyết sự lây lan của dịch cúm gia cầm.
VTV.vn - Nhiều người dân có tâm lý chủ quan với cúm mùa, tuy nhiên biến chứng từ cúm mùa rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, vì thế cần hết sức cẩn trọng.