Trong thời gian từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021 tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ an đã phát hiện và điều trị hơn 40 trường hợp mắc dị vật đường tiêu hóa.
Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, với bản tính tò mò, trẻ thường hay khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng. Trong nhiều trường hợp, các dị vật sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện. Nhưng một số trường hợp các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách, kịp thời.
Một số trẻ sau khi nuốt được người nhà phát hiện kịp thời đưa đến viện, nhưng có một số trẻ thì biểu hiện quấy khóc, nôn trớ vào viện và người nhà cũng không biết chính xác trẻ có nuốt dị vật hay không.
Dị vật là chiếc nhẫn được lấy ra thành công. Ảnh: BVCC
Các trường hợp mắc dị vật ở trẻ em có xu hướng ngày càng tăng vì vậy cần có những khuyến cáo cho người nhà của trẻ, người lớn nên trông trẻ nhỏ thật cẩn thận, không cho chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ, dễ làm cho các bé tò mò rồi bỏ vào miệng ngậm, nuốt có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Các đối tượng dễ mắc dị vật đường tiêu hóa
Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những đối tượng thường mắc là:
- Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi.
- Người có răng kém, hoặc có răng giả.
- Người mắc bệnh tâm thần.
- Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…).
- Người có bất thường cấu trúc thực quản, dạ dày, ruột
Các loại dị vật trong đường tiêu hóa trên
Dị vật của đường tiêu hóa trên rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, có thể phân làm 3 loại chính như sau:
- Dị vật thực sự bao gồm: đồng xu, lắc tay, nhẫn, xương cá, tăm tre, kim băng, cúc áo, cục pin… và đây là loại dị vật trẻ em hay gặp nhất.
- Dị vật là thức ăn chưa được nhai kỹ như cục thịt, cục măng khô, búi rau.
- Dị vật dạng cục bã thức ăn: được tạo bởi bã, xơ thực vật, nhiều khi kết hợp cả lông, tóc, hạt trái cây… kết hợp với chất nhầy của dạ dày.
Một dị vật là cây tăm nhọn được nội soi gắp thành công. Ảnh: BVCC
Dấu hiệu mắc dị vật đường tiêu hóa
Các dấu hiệu khi mắc dị vật đường tiêu hóa liên quan đến tính chất dị vật và vị trí mắc, thời gian mắc dị vật.
- Tại thực quản: bệnh nhân thường có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức; ở trẻ em có thể quấy khóc hoặc buồn nôn và nôn; có thể khạc ra máu nếu các dị vật gây biến chứng ở thực quản như viêm, áp xe...
- Tại dạ dày: bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng thượng vị, buồn nôn - nôn, đầy bụng, chậm tiêu.
Các biến chứng có thể gặp
Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa. Dị vật có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây áp xe trong thành ống tiêu hóa, áp xe trung thất, áp xe dưới hoành, áp xe trong ổ bụng, thủng ruột hoặc viêm phúc mạc... Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật như nuốt pin, các loại đồ chơi có thủy ngân...
Một bệnh nhi siêu âm phát hiện dị vật xuyên thành ruột và hình ảnh phẫu thuật nội soi hình ảnh que tăm xuyên thành ruột gây viêm phúc mạc.
Điều trị dị vật
Hiện nay, người ta có thể sử dụng máy nội soi dạ dày ống mềm để chẩn đoán, xác định vị trí của dị vật, can thiệp điều trị và lấy dị vật qua nội soi.
Đối với các trường hợp không lấy được dị vật vì to quá, hoặc có thể gây nguy hiểm trong quá trình thao tác hoặc dị vật đã gây biến chứng thì cần phải phẫu thuật.
Khi phát hiện dị vật, điều quan trọng cần phải đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế, đặc biệt là các trung tâm can thiệp qua nội soi để nhanh chóng chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên chữa bằng thuốc nam hoặc bằng mẹo... vì không khỏi mà để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng
Trường hợp em bé trên rất may mắn, dị vật bé nuốt vào được phát hiện sớm và chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm như loét, thủng thực quản, áp xe trung thất… nên có thể nội soi lấy bỏ dị vật một cách dễ dàng mà không cần phải phẫu thuật.
Để phòng tránh nguy cơ trẻ nuốt dị vật, các bác sĩ lưu ý phụ huynh:
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ phải chuẩn bị kỹ thức ăn cho trẻ, lấy hết xương cá, xương lợn ra khỏi món ăn. Tập cho trẻ lớn thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
- Không cho trẻ ngậm bất kỳ vật nhỏ gì ở miệng vì trẻ dễ nuốt vào. Không nên đùa, gây cười khi trẻ đang ăn uống, vì dễ khiến trẻ bị sặc.
- Không nên cho trẻ ăn các loại hạt hoặc những loại quả chưa lấy hạt, vì hạt dễ rớt vào đường thở hoặc thực quản, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.
VTV.vn - Đơn vị Cấp cứu 115 - Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai vừa xử trí cấp cứu thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn do sặc cháo.
VTV.vn - Sáng 26/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
VTV.vn - Hơn 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bỏng điện cao thế xảy ra trong quá trình đi câu cá.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm cơ tim cấp.
VTV.vn - Đầu tháng 12/2024, Khoa Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận điều trị bệnh nhân nam 45 tuổi, bị thương tích nặng vùng đầu, mặt do pháo nổ.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một bệnh nhân nam 34 tuổi, ở Phú Thọ.