Rối loạn học tập - Đa phần là bé trai
Bệnh nhi N.T.H. (nam, 14 tuổi, học sinh lớp 9) đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vì chứng rối loạn học tập. Khi là học sinh tiểu học, bệnh nhi đã gặp khó khăn trong môn tiếng Việt. Bệnh nhi không hiểu nội dung của câu chữ, chép sai từ trong sách in ra vở… Bệnh nhi cũng khó có thể nói một câu rành mạch.
Đến khi học cấp 2, bệnh nhi vẫn học kém môn văn, có thể đọc hiểu, tuy nhiên vốn từ rất ít, khó viết được một đoạn văn liền mạch. Thậm chí, với những môn học yêu cầu sự khéo léo như thủ công, cắt tỉa giấy, lắp ráp mô hình… bệnh nhi tỏ ra yếu kém. Hơn nữa, bệnh nhi cũng ít nói, nói chuyện chậm, thường xuyên phải dừng lại để suy nghĩ từ. Đặc biệt, 6 tháng gần đây, sau khi chuyển đến học ở trường mới, bệnh nhi thường xuyên bị các bạn cùng lớp trêu chọc vì cách nói chuyện. Điều này khiến cậu bé ngày càng ít giao tiếp.
Ngoài ra, bệnh nhi còn có biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung. Bệnh nhi cũng dễ nổi nóng, cáu gắt, cãi lại lời bố mẹ, có các hành vi như xoa đầu, giật tóc các bạn cùng lớp. Học lực của bệnh nhi cũng giảm sút nhiều và thường xuyên có cảm giác căng thẳng. Do đó, gia đình đã đưa bệnh nhi đến Viện Sức khỏe tâm thần thăm khám.
Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên - rối loạn học tập. Sau 10 ngày được điều trị bằng liệu pháp can thiệp tâm lý và hóa dược, các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt, buồn chán đã thuyên giảm. Bệnh nhi đã được xuất viện và được tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý.
BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần nhi - thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập bị giảm sút. Các rối loạn học tập ở trẻ được mô tả là không đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực học tập như đọc, diễn đạt bằng ngôn ngữ viết hoặc toán học khi so sánh với khả năng trí tuệ tổng thể của trẻ đó.
"Rối loạn học tập thường gặp ở các bé trai. Nguyên nhân di truyền chiếm tỉ lệ cao trong rối loạn học tập của trẻ" - Bác sĩ Yến lưu ý.
Dấu hiệu nhận biết
Theo BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến cho biết: Rối loạn học tập được xếp vào các rối loạn phát triển bao gồm ba nhóm chính:
- Rối loạn đọc: Đặc trưng là khó khăn khi đọc, nhận diện, đánh vần, hiểu được đoạn văn. Tỷ lệ này chiếm 80% các trường hợp rối loạn học tập.
- Rối loạn viết: Biểu hiện là khó khăn khi viết chính tả.
- Rối loạn tính toán: Khó khăn trong nhận biết con số, tính toán. Biểu hiện khác nhau ở các lứa tuổi, hay đi kèm rối loạn đọc, tăng động giảm chú ý.
Các rối loạn này có thể do yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, các vấn đề liên quan tới gene. Bệnh nhân có thể gặp 1 trong 3 rối loạn trên.
Ở rối loạn học tập, trẻ thường chỉ khó khăn 1 kỹ năng như đọc, viết, tính toán còn trí thông minh vẫn bình thường. Nhiều đứa trẻ học rất giỏi toán nhưng việc đọc lại rất kém. Bác sĩ Yến nhấn mạnh đây không phải khuyết tật về trí tuệ hay tự kỷ.
Dấu hiệu rối loạn học tập như:
1. Đọc từ không chính xác hoặc chậm và tốn nhiều công sức, đọc to từng từ đơn.
2. Khó hiểu ý nghĩa của những gì đã đọc. Trẻ có thể đọc chính xác văn bản nhưng không hiểu trình tự.
3. Kém chính tả, có thể thêm, bớt các nguyên âm hoặc phụ âm.
4. Khó khăn khi diễn đạt như mắc nhiều lỗi ngữ pháp.
5. Khó khăn trong việc nắm vững ý nghĩa các dữ kiện về số hoặc phép tính.
6. Khó khăn với các lập luận toán học.
Khi những biểu hiện trên kéo dài 6 tháng, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra để đánh giá sớm các rối loạn học tập. Can thiệp sớm mang lại hiệu quả tốt hơn, giảm ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ. Việc can thiệp cho trẻ rối loạn học tập cần thời gian dài với nhóm hỗ trợ từ bác sĩ tâm thần, chuyên khoa tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Những cuộc vui ngày Tết chứa nhiều đồ uống có cồn cùng các món ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan hoạt động quá tải, gây ra những tổn thương cho cơ quan này.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa có cảnh báo về những tai nạn giáp Tết liên quan đến rượu bia, sinh hoạt, pháo nổ tự chế gây ra hậu quả nghiêm trọng.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thực tế tại một số cơ sở nhập khẩu, bán buôn thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ngay khi tiếp nhận các bệnh nhi được chuyển xuống từ Tuyên Quang.
VTV.vn - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận 11 trường hợp trẻ ngộ độc hết sức đáng tiếc.
VTV.vn - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nhiều người bệnh lớn tuổi bị chấn thương sọ não có máu tụ dưới màng cứng mạn tính.
VTV.vn - Bệnh nhân 68 tuổi, tiền sử viêm da cơ địa nhiều năm, nhập viện trong tình trạng tổn thương da là các mảng đỏ, dày da, nhiều vảy, khô và nứt rải rác vùng mặt, tay chân...
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, ở Long An, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng bỏng nặng.
VTV.vn - Nam bệnh nhân (72 tuổi) có viên sỏi với kích thước lên tới 11cm x 8cm, đây là trường hợp sỏi bàng quang lớn nhất từng ghi nhận tại bệnh viện.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị về việc đáp ứng công tác y tế trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
VTV.vn - Người bệnh nữ 38 tuổi, bị cuốn toàn bộ bàn tay phải vào máy xay thịt trong lúc sinh hoạt, dẫn đến tình trạng dập nát nghiêm trọng.
VTV.vn - Bé trai 3 tháng tuổi, vào viện vì sốt cao liên tục khó hạ kèm ho, khàn tiếng, phát ban, mắt đỏ, có tiền sử tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại.
VTV.vn - Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến gần, tỷ lệ trẻ em gặp phải các tai nạn nguy hiểm như té ngã, bỏng, hóc dị vật, đuối nước và các tai nạn khác thường gia tăng đáng kể.
VTV.vn - Tết Nguyên đán đang đến gần, vì sự an toàn của mỗi người dân, đặc biệt là các em học sinh, tuyệt đối không mua, bán, tàng trữ, chế tạo, sử dụng pháo nổ dưới mọi hình thức.