Rối loạn nuốt là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp. Ngoài việc làm người bệnh khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Linh, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thông thường có 3 giai đoạn rối loạn nuốt cần được phát hiện và đánh giá:
Rối loạn giai đoạn miệng: Tồn đọng thức ăn trong miệng; chảy nước dãi; rơi vãi thức ăn.
Rối loạn giai đoạn hầu họng: Trào ngược miệng - mũi; khó khăn trong khởi đầu nuốt, trì hoãn nuốt; ho hoặc sặc khi nuốt; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau khi nuốt; ho chủ động không hiệu quả.
Rối loạn giai đoạn thực quản: Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ, ngực; viêm phổi gần đây; sụt cân không rõ nguyên nhân; thay đổi thói quen ăn uống.
Có nhiều cách phát hiện người bệnh bị rối loạn nuốt tùy theo các trường hợp cụ thể:
- Nếu người bệnh đang nằm viện, rối loạn nuốt sẽ được bác sĩ phát hiện bằng cách kiểm tra vận động cơ hầu họng, lưỡi, thực hiện nghiệm pháp GUSS (Gugging Swallowing Screen), thang điểm MASA, các biện pháp chẩn đoán can thiệp như nội soi ống mềm, chiếu X-quang uống Barit quay video hoặc đánh giá độ bão hòa oxy mao mạch...
- Nếu đang được chăm sóc ở nhà, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
Khi đang ăn uống thì thức ăn, nước uống trong miệng chảy ra ngoài, rơi vãi thức ăn. Bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước bọt, nước bọt bị đọng nhiều trong miệng.
Khó khăn trong việc cắn, nhai, dùng lưỡi di chuyển thức ăn, ngậm thức ăn lâu, phải gắng sức khi nuốt, khi nuốt rồi vẫn thấy thức ăn vướng trong họng.
Bệnh nhân bị ho hoặc sặc khi nuốt. Thường xuyên ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một thời gian lâu sau khi nuốt.
Bệnh nhân bị thay đổi giọng nói, tốc độ nói sau ăn.
Bị viêm phổi tái phát nhiều lần, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống.
Do các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nên nếu có nghi ngờ người bệnh đang bị rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não, người nhà nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Làm thế nào để điều trị phục hồi rối loạn nuốt trong đột quỵ não?
Người bệnh có thể vận dụng các bài tập phục hồi chức năng nuốt như:
- Thay đổi tư thế khi nuốt: gặp cằm ra trước khi nuốt ở tư thế đầu 30 - 45 độ, xoay mặt về bên liệt khi nuốt, nghiêng đầu sang bên lành.
- Các bài tập giúp gia tăng nhận thức về cảm giác mặn, ngọt, nóng, lạnh… để kích thích phản xạ nuốt.
- Các bài tập vận động lưỡi, tập phát âm để giúp làm tăng độ mạnh, độ bền của các cơ môi, lưỡi hàm. Các bài tập nuốt gắng sức, tập đẩy hàm, tập nuốt với kích thích nuốt, tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt...giúp làm sạch họng và giảm tồn đọng thức ăn, nước bọt ở miệng.
Đối với người bệnh có rối loạn nuốt nghiêm trọng, hầu họng bị liệt và không thể ăn uống được, người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn qua ruột bằng cách đặt sonde miệng - dạ dày; sonde mũi - dạ dày; mở dạ dày qua da bằng nội soi; mở hỗng tràng qua da bằng nội soi; hoặc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch... đây là phương pháp điều trị xâm lấn đối với người bệnh rối loạn nuốt.
Bên cạnh đó, người bệnh có rối loạn nuốt cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể tham khảo thông tin từ Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ về 4 mức độ sau: Mức độ 1: Thức ăn xay nhuyễn, có độ kết dính cao, dạng pudding, yêu cầu nhai rất ít; Mức độ 2: Thay đổi về mặt cơ học (Thức ăn kết dính, ẩm, cần nhai một chút); Mức độ 3: Tiến bộ (Thức ăn mềm đòi hỏi nhai nhiều hơn); Mức độ 4: Bình thường (Không hạn chế, cho phép mọi loại thức ăn).
Phát hiện sớm rối loạn nuốt trong đột quỵ não và điều trị kịp thời giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng, chức năng nuốt và việc ăn uống được sớm phục hồi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.