Theo TS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, mỗi lần uống rượu, thậm chí chỉ uống một ly rượu, những tác động tiêu cực lại xảy ra. Càng uống nhiều, tác động tiêu cực càng mạnh. Theo thời gian, rượu bia tàn phá cơ thể mà người uống không hề hay biết. Thực tế, rượu có thể gây một số loại ung thư.
Sử dụng rượu có liên quan đến trầm cảm, lo âu, quan hệ tình dục không an toàn, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tự tử, thương tích, bạo lực gia đình và thậm chí là chết đuối. Chưa hết, rượu còn gây nhiều bệnh thể chất nguy hiểm. Không chỉ gây hại cho não và gan, hầu như mọi bộ phận cơ thể đều chịu ảnh hưởng tiêu cực do uống quá nhiều.
Từ ngụm đầu tiên
Khi uống rượu, khoảng 33% trong lượng rượu đó được hấp thụ ngay qua niêm mạc dạ dày vào máu. Phần còn lại được hấp thụ vào máu chậm hơn, qua ruột non. Khi vào máu, rượu khuếch tán vào hầu hết các mô sinh học trong cơ thể, vì màng tế bào có khả năng thẩm thấu cao.
Khi uống lượng nhiều rượu hơn khả năng xử lý của cơ thể, nồng độ cồn trong máu (BAL) của người đó tăng lên. BAL có tốc độ tăng nhanh như thế nào và tác dụng của BAL gây ra phụ thuộc rất nhiều vào cân nặng, tuổi tác, giới tính, thể chất, sức khỏe nói chung và sự có mặt của các loại thuốc hoặc dược phẩm trong cơ thể.
Dù nhiều ít thế nào, chỉ cần sự hiện diện của rượu trong máu, chắc chắn gây ảnh hưởng xấu lên cơ thể. BAL cao hơn đơn giản có nghĩa là rủi ro lớn hơn. Lượng rượu khuyến cáo là tối đa 2 ly mỗi ngày cho nam và 1 ly mỗi ngày cho nữ. Uống nhiều hơn mức cho phép tức là lạm dụng rượu.
Ngay từ ngụm đầu tiên, rượu đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Não bộ là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là những ảnh hưởng tiêu cực đối với các bộ phận khác của cơ thể. Hãy chú ý.
Lưu ý: Nghiện rượu là một bệnh mạn tính. Gọi là nghiện rượu khi: không có khả năng kiểm soát sử dụng rượu, nhu cầu uống rượu ngày càng nhiều và/hoặc thôi thúc uống rượu liên tục. Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc, xin vui lòng tìm kiếm điều trị cai rượu chuyên nghiệp ngay lập tức. Với sự giúp đỡ đúng đắn từ bác sĩ, nghiện rượu có thể chữa được.
Bộ não
Rượu gây rất nhiều tác hại cho não. Người uống rượu có thể không nhớ nổi những ký ức uống rượu từ đêm hôm trước - đó là dấu hiệu của chứng hay quên. Tái diễn uống rượu lặp lại có thể gây Hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS), một chứng suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thị giác và lời nói, gây co giật. Người bệnh không thể nhớ được những gì vừa mới diễn ra, lẩm bẩm một cách vô thức, nháy mắt liên tục.
Tác động của rượu với não
Không chỉ dừng lại ở đó. Uống rượu làm giải phóng gaba và dopamine dư thừa, hai chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên. Gaba chịu trách nhiệm làm dịu não bộ và dopamine chịu trách nhiệm tăng niềm vui. Quá nhiều loại chất dẫn truyền thần kinh này có thể dẫn đến khó thở, huyết áp cao, tăng nhịp tim, ảo tưởng, ảo giác, co thắt và tăng mức khả năng hung dữ, trầm cảm.
Uống rượu cũng làm não giải phóng endorphin. Endorphin có chức năng tương tự chất dẫn truyền thần kinh ngoại trừ chúng mang hóa chất giảm đau tự nhiên thay vì lưu giữ 'thông tin'. Endorphin thường được giải phóng khi thực hiện các hành động như tập thể dục, hoạt động tình dục, ăn uống... Giải phóng quá nhiều endorphin có thể gây trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, lượng testosterone thấp, vô sinh, mệt mỏi cực độ và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.
Gan
Gan bị tổn hại như thế nào khi say? Rượu được chuyển hóa tại gan. Khi uống lượng rượu nhiều hơn mức gan có thể xử lý thì người uống nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với những tác hại mà rượu gây ra cho gan. Gan chuyển hóa rượu thành acetaldehyd, loại chất độc hại này có thể gây ung thư.
Uống rượu quá nhiều khiến gan tích tụ chất béo, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Gan bị tắc nghẽn do chất béo không thể hoạt động hiệu quả, ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh gan nhiễm mỡ (cực kỳ phổ biến) có thể dẫn đến viêm gan, được gọi là viêm gan do rượu.
Uống rượu quá nhiều, đặc biệt ở người mắc viêm gan do rượu có thể dẫn đến xơ gan. Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương đến mức không thể tái tạo. Một khi mắc xơ gan mà không ngưng rượu, người bệnh sẽ bị suy gan cực kỳ nguy hiểm. Xơ gan mà vẫn uống rượu sẽ gây biến chứng cuối cùng là ung thư gan.
Ngực
Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy: chỉ cần một ly rượu mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Uống rượu làm tăng nồng độ estrogen và điều này dẫn đến tỉ lệ mắc ung thư vú tăng cao.
Theo trang web phi lợi nhuận về ung thư vú Breastcancer.org - "Nghiên cứu luôn cho thấy rằng: uống đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ estrogen và hormone khác liên quan đến ung thư vú."
Dạ dày
Rượu đem đến hai tác hại chính cho dạ dày. Thứ nhất, rượu làm cho dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường, có thể gây viêm dạ dày; thứ hai là rượu gây kích thích và viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến loét và chảy máu dạ dày, khi niêm mạc dạ dày bị rách sẽ gây thiếu máu. Đau dạ dày sau khi uống rượu cũng có thể là dấu hiệu của viêm túi mật mạn tính.
Tuyến tụy
Sử dụng rượu quá mức là nguyên nhân phổ biến của viêm tụy và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Uống nhiều rượu cũng làm suy yếu khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tim
Uống nhiều rượu gây ra tình trạng rất xấu cho tim. Rượu gây bệnh cơ tim, (loại bệnh làm cho tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại bất thường). Rượu cũng là nguyên nhân gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Tác động của rượu tới tim: Uống rượu làm tăng huyết áp và lipid máu. Uống rượu làm tăng nguy cơ đau tim, tăng huyết áp, tăng cholesterol và đột quỵ.
Xương
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng tốc độ thoái hóa xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Canxi là chất cần thiết cho xương chắc khỏe, khi uống rượu, chất cồn hoạt động như một chất lợi tiểu, loại bỏ canxi từ xương làm cho xương yếu hơn và dễ bị gãy hơn.
Hệ thống thần kinh trung ương
Rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây nhiều tác động ngắn hạn như nói lắp, mờ mắt, yếu cơ, phản xạ kém và suy giảm trí nhớ. Khi rượu được tiêu thụ quá mức, nó có thể gây tổn thương tế bào trong hệ thống thần kinh trung ương, gây bệnh về thần kinh. Bệnh lý thần kinh gây cảm giác mệt mỏi, nóng rát, đau, tê ở bàn chân và bàn tay.
Đại tràng
Uống rượu quá nhiều hoặc uống kéo dài sẽ tạo ra khối u đại tràng. Những khối u này nhỏ, lành tính và vô hại ở giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, khối u có thể phát triển to dần và là dấu hiệu của tiền ung thư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.