Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, đột quỵ do nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp, là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng Cholesterol máu, hút thuốc lá…
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó có đến 50% trường hợp đột quỵ diễn biến xấu và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, nghĩa là tuổi càng cao càng dễ có nguy cơ bị đột quỵ.
Tại Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trung bình một tháng khoa tiếp nhận khoảng 60 trường hợp bị đột quỵ nhưng khi trời trở lạnh thì số bệnh nhân tăng hơn. Đơn cử tháng 11/2023 có 77 trường hợp, tháng 12/2023 là 73 trường hợp và tháng 1/2024 là 71 trường hợp. Đa phần bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng nặng.
Theo bác sĩ Trần Xuân Nhã - Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột. Có 2 dạng đột quỵ não là nhồi máu não và chảy máu não. Cả hai đều xảy ra đột ngột. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý. Tình trạng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.
Đột quỵ cũng là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư trên toàn thế giới, đứng hàng đầu về tàn tật ở người trưởng thành, là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu biết về căn bệnh đột quỵ, có bệnh lý nền nhưng không kiểm tra sức khỏe thường xuyên và khi bị đột quỵ thì sơ cứu ban đầu không đúng khiến người bệnh bị những biến chứng nặng.
"Chúng tôi đã từng tiếp nhận một bệnh nhân bị đột quỵ, người nhà sơ cứu ban đầu bằng cách dùng vật sắc nhọn đâm vào 10 đầu ngón tay khiến máu chảy ồ ạt, không cầm máu được, khi chuyển đến bệnh viện mới biết bệnh nhân bị rối loạn đông cầm máu rất nặng. Mặc dù được truyền máu liên tục nhưng bệnh nhân vẫn tử vong. Ngoài ra, nhiều người có triệu chứng yếu người, nói khó… nhưng gia đình không đưa đến bệnh viện ngay lập tức mà tự ý cho bệnh nhân uống những loại thuốc kháng các loại tiểu cầu hoặc, thuốc chống đông hoặc thuốc aspirin, sau nhiều ngày thì bệnh nhân bị loét dạ dày, có trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não diện rộng khiến việc điều trị khó khăn hơn gấp bội, thậm chí mất thời gian vàng để cứu sống người bệnh", bác sĩ Nhã cho biết thêm.
Ngoài những trường sơ cứu không đúng cách khi phát hiện bị đột quỵ thì còn có nhiều trường hợp chủ quan không kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh lý nền, khi phát bệnh thì tình trạng đã chuyển biến rất nặng.
Để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng do đột quỵ, bác sĩ Nhã khuyến cáo, khi có các dấu hiệu: méo miệng, khó nói, líu lưỡi, nói ngọng hoặc thụt lưỡi, tay cầm nắm không được, lơ mơ, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, không giữ được thăng bằng, dễ té ngã… cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để không bỏ lỡ "thời gian vàng" trong cấp cứu người bị đột quỵ, tuyệt đối không tự ý sơ cứu hoặc cho dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Với những người cao tuổi, nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm loại trừ những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, rung nhĩ... Đặc biệt, với những nhóm người hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng các chất kích thích; người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cần "đi trước một bước", tức là dự phòng, tầm soát bệnh càng sớm càng tốt để ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Song song đó, mọi người nên tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp, người cao tuổi thì nên tập những môn thể thao vừa sức như tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ; không ăn nhiều mỡ, đồ ngọt, tinh bột; hạn chế muối; nên ăn nhiều rau, củ, quả, bổ sung vitamin… để kiểm soát cân nặng, đường huyết, tránh tăng cân, béo phì. Hơn nữa, tránh stress, xúc động, đi ngủ đúng giờ để giữ tinh thần luôn minh mẫn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.