1. Rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày
Hội chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi có sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đối với người thường xuyên sử dụng kháng sinh, tần suất bị rối loạn tiêu hóa ngày một dày hơn. Nguyên nhân được làm rõ như sau:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do sử dụng kháng sinh lâu ngày
Trong đường ruột có một số lượng lớn các vi khuẩn sinh sống. Ở điều kiện cơ thể khỏe mạnh, các vi khuẩn này có vai trò hỗ trợ chức năng tiêu hoá, hấp thu cũng như đào thải các chất cặn bã ra khỏi đường ruột. Ngoài ra, vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ đường ruột, ngăn chặn sự tấn công của các hại khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy, hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh liều cao hay việc dùng kháng sinh kéo dài khiến cho các vi khuẩn có lợi sinh sống trong đường ruột sẽ phải chịu sự ảnh hưởng lớn, cụ thể là sự suy giảm về số lượng do vi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Sự cân bằng vi khuẩn vốn có ở đường ruột bị phá vỡ, vi khuẩn có lợi không còn đủ số lượng để lấn áp hại khuẩn, các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa thừa cơ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, các hại khuẩn từ bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Nguy cơ kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Nguyên nhân là do các vi khuẩn sau quá trình lâu dài tiếp xúc với môi trường chứa kháng sinh đã biến đổi để thích ứng với việc tồn tại khi có mặt các loại kháng sinh này. Điều đó có nghĩa là vi khuẩn không bị giết bởi các loại thuốc kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt chúng.
Các vi khuẩn này tiếp tục phát triển mạnh mẽ về số lượng, đồng thời chúng có thể chuyển gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn khác, gây nên tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa lớn cho con người. Kháng kháng sinh xảy ra khiến cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể điều trị được.
2. Triệu chứng thường gặp
Giống như triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường, biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày có các triệu chứng thường gặp như sau:
Tiêu chảy: đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Tình trạng phân sống, đôi khi có nhầy đặc.
Đau bụng: đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau theo từng cơn.
Đầy bụng: đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu, không cảm thấy thấy đói.
3. Làm thế nào khi bị rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh?
Khi xác định được tình trạng rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể xử lý bằng một số gợi ý dưới đây:
Bù nước cho cơ thể: cho người bệnh uống nhiều nước khi bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá.
Bù chất điện giải bằng cách pha - uống dung dịch oresol.
Ăn các thức ăn ít chất xơ, mềm, dễ tiêu hoá.
Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các chế phẩm như men vi sinh chứa Bào tử lợi khuẩn.
4. Sử dụng men vi sinh kèm kháng sinh như thế nào cho đúng cách?
Việc bổ sung men vi sinh khi đường ruột đang mất cân bằng hệ vi sinh do sử dụng kháng sinh là vô cùng cần thiết. Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn, đồng thời thiết lập lại trạng thái cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, kích thích sản sinh các kháng thể giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn thường, người dùng cần chú ý bổ sung sau khi kết thúc liệu trình điều trị bằng kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh 2 tiếng. Cách dùng này nhằm mục đích đảm bảo lợi khuẩn không bị thuốc kháng sinh tiêu diệt hết và có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Riêng trường hợp bổ sung men vi sinh có thành phần là Bacillus Clausii, người bệnh hoàn toàn có thể dùng song song bởi khả năng sống sót mạnh mẽ của Bacillus Clausii trong môi trường kháng sinh nồng độ cao nhờ tính đề kháng tự nhiên với khá nhiều loại kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, erythromycin, lincomycin và chloramphenicol...(Nghiên cứu của Casuala và đồng sự, 2002; Duc và đồng sự, 2004).
Chính bởi vậy, chế phẩm Probiotics chứa Bacillus clausii thường được khuyên dùng để hỗ trợ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột trong giai đoạn sử dụng kháng sinh.
Bào tử lợi khuẩn kháng đa kháng sinh LiveSpo Clausy là sản phẩm được ứng dụng công nghệ "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" với thành phần chứa trên 2 tỷ Bào tử lợi khuẩn sống Bacillus clausii và nước cất vừa đủ trong một ống 5ml.
Sản phẩm có công dụng bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột. Hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, phân sống, đầy bụng, khó tiêu, tiêu hóa kém…
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe, độc giả vui lòng liên hệ 19008946
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.