Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, bia, rượu vang, rượu mạnh - là những đồ uống có chứa cồn ethanol ở những nồng độ khác nhau: bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể chứa tới 40-45% cồn. Tác dụng của bia rượu thường là có hại cho sức khỏe hơn là có lợi. Cồn trong rượu bia cũng có tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là năng lượng rỗng không có giá trị dinh dưỡng. Rượu cũng được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc), hoặc dùng một liều nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích khai vị. Uống bia từ 1-2 ly/ngày được cho là giúp thư giãn, giúp bạn có trạng thái hưng phấn. Bia cũng có một số vitamin và khoáng chất như vitaminB2, B6, selen, magiê nhưng với hàm lượng thấp so với các thức ăn khác.
Tác hại của rượu, bia với sức khỏe thì có nhiều: uống rượu, bia liều lượng nhiều/lần và uống thường xuyên sẽ gây ngộ độc cấp và ngộ độc mạn tính: xơ gan, suy nhược thần kinh, run tay, trí nhớ giảm, tăng viêm loét dạ dày - ruột, tăng huyết áp, dễ gây đột quỵ do tổn thương mạch vành và các mạch máu não... Ở phụ nữ có thai dễ gây sảy thai, thai kém phát triển, thai chết lưu, người nghiện rượu còn hay bị các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu.
Về mặt xã hội, rượu bia gây nhiều tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội, ảnh hưởng không tốt tới hạnh phúc gia đình, giảm năng suất lao động.
Con đường của rượu bia khi vào cơ thể
Rượu bia vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày, hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể: não, thận, phổi và gan.
Khi rượu tới miệng, nồng độ cồn cao là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.
Dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày, khi dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có protein, thì tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại. Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.
Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.
Não: Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể. Sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi. Đồng thời rượu còn là một chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Thận: Rượu bia như một loại thuốc lợi tiểu: làm tăng sự hình thành nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.
Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; còn lại 90%-95% được chuyển đến gan để "xử lý". Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày.
Sử dụng rượu bia đúng cách
Nếp sống, văn hóa của người Việt về sử dụng rượu bia trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, sinh nhật… Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, bạn bè, đối tác thì bạn nên cân nhắc, sử dụng hạn chế và uống rượu bia đúng cách.
Liều lượng: bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương 3/4 lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30ml rượu whisky. Khi uống cần hạn chế: đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.
Uống từ từ, chậm rãi, nếu rượu mạnh có thể làm loãng nồng độ nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu, giảm nguy cơ say và ngộ độc.
Không nên uống rượu lúc đói: làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu. Nên ăn thức ăn giàu protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga), rượu lẫn bia nó sẽ làm quá trình rượu hấp thu cồn vào máu nhanh hơn.
Người đang sử dụng aspirin thì nên tránh uống rượu, không nên sử dụng rượu với aspirin. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số người đã sử dụng aspirin trước khi uống rượu để tăng "tửu lượng". Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Khoảng cách thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày. Nếu phải dùng aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên giãn cách bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
Không nên uống rượu với caffeine, vì rượu là một chất ức chế, caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim. Nếu sử dụng caffeine để "tỉnh táo" sau khi uống rượu là một sai lầm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.