Tại sao trẻ sơ sinh hầu như không chớp mắt?

Nguyễn Mai, icon
09:14 ngày 12/07/2018

VTV.vn - Nếu nhìn thật lâu vào mắt của một đứa trẻ, bạn có thể nhận thấy một điều kỳ lạ là trẻ nhỏ hiếm khi chớp mắt.

Trẻ nhỏ hiếm khi chớp mắt

Như nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, người lớn chớp mắt khoảng 15 lần/phút. Nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chớp mắt ít thường xuyên hơn - chỉ một vài lần mỗi phút.

Leigh Bacher, giáo sư tâm lý học tại Đại học New York ở Oswego, nói: "Mức trung bình là hai hoặc ba lần nháy mắt/ phút. Tức là số lần chớp mắt của trẻ sơ sinh rất thấp".

Đó là bởi nháy mắt được điều chỉnh bởi dopamine của não, một trong những chất dẫn truyền thần kinh cho phép các tế bào não giao tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu chớp mắt ở trẻ sơ sinh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức vận chuyển thần kinh quan trọng này hoạt động ở trẻ nhỏ như thế nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa dopamine và chớp mắt, vì các điều kiện sinh hoạt hoặc việc sử dụng thuốc chữa bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến dopamine, kéo theo thay đổi tốc độ chớp mắt. Những người bị tâm thần phân liệt do có quá nhiều dopamine nên họ chớp mắt thường xuyên hơn. Ngược lại, những bệnh nhân Parkinson, thường được chuẩn đoán bị giảm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine , nên tần suất chớp mắt của họ giảm rõ rệt.

"Việc nháy mắt hay chớp mắt tự phát có thể có tiềm năng hữu ích về mặt lâm sàng - như một nguồn thông tin bổ sung về sự phát triển thần kinh" - Bacher nói. Tuy nhiên, cô đã cảnh báo rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ được hoạt động chớp mắt ở trẻ sơ sinh

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục