Nhóm thuốc co mạch là một loại thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm mạc. Thuốc tác dụng lên các thụ thể alpha – adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Mũi được thông khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có thể lại bị giãn mạch lại và sung huyết ở mức độ nào đó. Do vậy, tránh dùng thuốc dài ngày (nhiều nhất là 1 tuần). Thêm vào đó, thuốc còn có tác dụng làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc. Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline, xylomethazoline với nồng độ thường là 0,05% và 0,1%, ngoài ra còn có adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%.
Thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid không dùng quá 7 ngày cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Naphazolin thường được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Naphazolin cũng có thể giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc khám và chẩn đoán.
Nhóm thuốc naphazoline không được dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi. Thực tế nghiên cứu cho thấy, ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi, do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Biểu hiện: sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở nhóm trẻ lớn, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các thuốc có tác dụng gây co mạch trên còn có những tác dụng phụ không mong muốn. Những phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ của naphazolin xảy ra thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, phản ứng sung huyết trở lại nếu dùng lâu ngày.
Thuốc nhỏ mũi với vai trò sát khuẩn
Thuốc sát khuẩn thường dùng là argyrol 1% - 3%, đây là sản phẩm của nitrat bạc nên thuốc phải được bảo quản trong lọ tối màu hoặc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày, không dùng thuốc kéo dài và thuốc đã quá hạn. Thuốc vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác dụng làm săn niêm mạc và chống xuất tiết nên được dùng cho trẻ nhỏ trong viêm VA, trong viêm mũi cấp tính.
Thuốc nhỏ mũi có tác dụng chống viêm
Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa... dùng dưới 7 ngày.
Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái. Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.
Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều điều trị không có tác dụng toàn thân.
Không được dùng khi có các tổn thương khu trú ở mũi vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid, bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành hẳn. Mometasone furoate có khuynh hướng làm liền niêm mạc mũi gần với kiểu hình mô học bình thường, nếu dùng kéo dài phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể có ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng là một chỉ định để ngưng thuốc.
Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ cũng cần điều trị kịp thời, đúng đắn dưới sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.