Đây là thông điệp được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM gửi đến người dân thành phố chiều nay.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố, sau khi phát hiện 4 trường hợp nhiễm mới với COVID-19, để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được triển khai. Trong đó, quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần. Vậy nhưng hiện nay, tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ứng chưa phù hợp đã lại xuất hiện. Đơn cử như trong quy định của Bộ Y tế hiện nay về truy vết, xử trí tiếp xúc chỉ dừng ở F1, F2. Một số trường hợp đang tự xếp mình là các F3, F4, F5 và F… là không phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Điều nay cho thấy một bộ phận người dân đang hoang mang về đánh giá nguy cơ của mình dẫn đến cách xử trí chưa phù hợp trong giai đoạn có sự lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Trên thực tế, ngành Y tế khoanh vùng điều tra xử lý các trường hợp F1, F2 là vì chúng ta cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này giúp kiểm soát cơ bản được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó, ngành Y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Do đó, việc quan trọng của người dân thành phố lúc này là cùng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện thành một nếp sống mới thay vì hoang mang tự đánh giá mình là các loại F3,F4… rồi có những phản ứng không phù hợp.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cũng nhấn mạnh: Phòng chống COVID-19 trong tình hình mới quan trọng là luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan, nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra, điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo của ngành Y tế, tránh gây xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường. Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính mình bị loạn thông tin, gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với COVID-19. "Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì COVID-19".
Cùng với thông điệp kêu gọi người dân bình tĩnh, không hoang mang, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố một lần nữa nhắn gửi người dân thành phố: Hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế" để chung sống an toàn với dịch bệnh.
Để người dân không hoang mang và hợp tác với cơ quan y tế trong phòng chống dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM làm rõ thêm một số khái niệm trong công tác truy vết, cách ly... để người dân hiểu rõ, hiểu đúng:
Tiếp xúc gần (F1) là gì?
Bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi), gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh). Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
Do đó, Bộ Y tế đã quy định tiếp xúc gần F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2m với ca bệnh, xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Tiếp xúc của tiếp xúc gần (F2) là gì?
Là người tiếp xúc gần trong vòng 2m với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.
Vì sao F2 được chỉ định cách ly tại nhà?
Khả năng nhiễm bệnh của F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 không có khả năng lây bệnh. Nếu F1 dương thì F2 sẽ trở thành F1 và tiến hành các biện pháp phòng bệnh dành cho F1. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, để hạn chế khả năng có thể lây bệnh cho cộng đồng, F2 cần thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà.
Các tiếp xúc xa hoặc tiếp xúc không rõ ràng là gì?
Khác với F1 được xác định rõ về tiếp xúc gần, các trường hợp này có sự tiếp xúc không rõ ràng về thời gian hoặc khoảng cách khi tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19. Ví dụ như khi sống cùng trong một tầng nhà hay cùng khu phố, đến cùng nơi mà bệnh nhân từng tới. Các trường hợp này được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm nhưng không cao, nhưng để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát mở rộng cho những trường hợp này. Với trường hợp tiếp xúc không rõ ràng thì ngành tế đánh giá nguy cơ của từng trường hợp để có những khuyến cáo phòng dịch phù hợp. Ví dụ: Nếu tiếp xúc trong một không gian mở sẽ có nguy cơ thấp hơn không gian kín. Do đó, người từng đến phòng tập gym sẽ có nguy cơ cao hơn người đi ăn tại cùng một quán ăn có thông khí tốt.
Vì sao lấy mẫu xét nghiệm tại các trường học?
Thành phố chỉ đạo lấy mẫu mở rộng các học sinh, sinh viên tại các trường học có liên quan đến bệnh nhân COVID-19. Điều này không có nghĩa là đã có sự lây lan trong trường học mà đây là xét nghiệm giám sát mở rộng để đánh giá nguy cơ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.