Trẻ nguy kịch vì bị rắn hổ cắn
Bệnh nhi là V.T (28 tháng tuổi, trú tại Tuyên Quang), đêm ngày 25/, bệnh nhi đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình thì bị rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái. Sau khi bị cắn, bệnh nhi đau và quấy khóc, gia đình phát hiện 1 con rắn trong gầm giường gần đó và đã đánh chết rắn (không lưu lại hình ảnh).
Biết đây là rắn độc, gia đình đã đưa bệnh nhi đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Sau 1 ngày đắp thuốc, bàn chân bệnh nhi xuất hiện sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân, tới lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa trẻ đi cấp cứu.
Bệnh nhi vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, liệt cơ hô hấp. Tại đây, các bác sĩ khẩn trương cấp cứu đồng thời liên hệ hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra phương án điều trị cũng như chuyển tuyến an toàn nhất cho bệnh nhi.
Bệnh nhi bị rắn hổ cắn vào chân. Ảnh: BVCC
"Chúng tôi đã hướng dẫn các bác sĩ khoa nhi bệnh viện tỉnh hồi sức, ổn định tình trạng cháu bé, vận chuyển an toàn và cần có nhân viên y tế có khả năng xử lý được các tình huống cấp cứu có thể xảy ra trên đường vận chuyển. Đồng thời, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi cùng với Khoa Cấp cứu & Chống độc, Khoa Dược, trao đổi với các bác sĩ Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai để đảm bảo có thuốc huyết thanh kháng nọc rắn sẵn sàng cấp cứu khi bé được chuyển tới bệnh viện" - TS.BS Phan Hữu Phúc - Phó Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.
Khoảng 36 tiếng sau khi bị rắn cắn, bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, hoại tử lan rộng ở cẳng bàn chân trái và có hội chứng chèn ép khoang, tiêu cơ vân… tiên lượng rất nặng nề.
Dựa trên đặc điểm vết cắn, tính chất sưng nề, hoại tử tiến triển, kèm theo liệt cơ hô hấp, các bác sĩ hướng đến trẻ bị rắn hổ đất cắn. Ngay trong đêm, bệnh nhi được truyền 40 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ và thở máy, hỗ trợ tuần hoàn, đồng thời tiến hành phẫu thuật mở cân cẳng bàn chân trái để giải phóng chèn ép khoang. Ngoài ra, bệnh nhi cũng được truyền dịch, lợi tiểu để phòng biến chứng suy thận cấp do tiêu cơ vân.
Các bác sĩ Khoa Chỉnh hình tiến hành phẫu thuật mở cân để giải phóng chèn ép khoang tại vị trí chân trái của bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Rất may mắn, sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi đã được rút ống nội khí quản, bệnh nhi tỉnh táo, hồi phục hoàn toàn về sức cơ, cẳng bàn chân trái đỡ sưng nề, vận động tốt. Tuy nhiên, ngón cái bàn chân trái bị rắn cắn đã hoại tử khô, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.
Bé trai nguy kịch do rắn cạp nia cắn khi đang nằm ngủ
Cùng ngày, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 1 ca bệnh nguy kịch do bị rắn cắn. Bệnh nhi N.H. (3 tuổi, trú tại Nghệ An) bị cắn bởi 1 loại rắn sọc đen sọc trắng tại vùng cánh tay phải khi đang ngủ dưới nền nhà (không mắc màn và vẫn thắp đèn ngủ).
Ngay lập tức, gia đình đưa bệnh nhi đến nhà thầy lang tại địa phương chữa trị. Tuy nhiên, trong 1 giờ đắp thuốc lá, gia đình nhận thấy bệnh nhi rơi vào tình trạng sụp mi, giãn đồng tử 2 bên, nói khó, liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp tiến triển. Bệnh nhi nhanh chóng được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu, đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thông qua hình ảnh con rắn do gia đình cung cấp, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị rắn cạp nia miền Bắc cắn. Đây là một trong số loại rắn có nọc độc mạnh nhất, thường gây giãn đồng tử, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, đặc biệt gây liệt cơ hô hấp đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân.
Hình ảnh rắn cạp nia do gia đình cung cấp. Ảnh: BVCC
Trong khi đó, huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia hiện chưa được sản xuất tại Việt Nam, nguồn cung trong nước phụ thuộc vào nước ngoài, thường khan hiếm, thiếu hoặc không có.
ThS.BS Trần Thị Mỹ Hạnh – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Các bác sĩ đã rất nỗ lực liên hệ các bệnh viện trong nước, nước ngoài để tìm nguồn cung cấp huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia miền Bắc. Tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) chỉ có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia miền Nam đơn giá (dùng giải nọc một loài rắn cạp nia miền Nam mà không có tác dụng chéo với rắn cạp nia miền Bắc) và huyết thanh kháng nọc rắn đa giá (có tác dụng chung cho rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa, hổ đất).
Trước sự đồng thuận về chuyên môn của các bác sĩ hai miền Bắc - Nam, sự tin tưởng, quyết tâm của gia đình, bệnh nhi được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá. Hiện tại, sau 14 ngày điều trị tích cực bệnh nhi đã tỉnh, có nhiều nhịp tự thở, biết thực hiện các động tác theo yêu cầu của bác sĩ, kết quả điện não đồ bình thường và kế hoạch rút máy thở trong một vài ngày tới.
Trẻ bị rối loạn đông máu nặng nề sau khi bị rắn lục cắn
Trưa ngày 1/8, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc cũng đã tiếp nhận bệnh nhi Q.H. (13 tuổi, trú tại Thái Nguyên) bị rắn lục cắn khi đang đi lao động. Sau khi phát hiện, gia đình đã đưa bệnh nhi đến bệnh viện địa phương sơ cấp cứu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, bệnh nhi được phát hiện rối loạn đông máu nặng, giảm Albumin máu. Ngay lập tức, bệnh nhi được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre, truyền Plasma tươi và chăm sóc tích cực. Chỉ sau 1 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện.
Tại Việt Nam, các loại rắn độc phổ biến gồm: rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục… Mối loài rắn có đặc trưng về hình thái và loại nọc độc khác nhau. Theo BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm, mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển, xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 và cũng là thời điểm số bệnh nhi bị rắn cắn thường có xu hướng tăng đặc biệt là tại các địa phương gần vùng sông nước, đồi núi. Các bệnh nhân thường bị rắn cắn trong hoàn cảnh nằm ngủ trên nền nhà, sinh hoạt gần cánh đồng hoặc các nơi có gia cầm…
Bệnh nhi được theo dõi tích cực. Ảnh: BVCC
Khi bị rắn độc cắn, người bệnh thường thấy đau buốt tại chỗ cắn, thấy dấu răng sâu, vết thương chảy máu khó cầm, vùng chi bị cắn sưng nề, nổi phỏng nước, hoại tử lan dần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có các dấu hiệu toàn thân như nhìn mờ, sụp mi, đau rát họng, nói khó, nuốt sặc, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, thậm chí co giật, hôn mê. Tất cả các trường hợp bị rắn cắn đều nên được theo dõi ít nhất 24 giờ trong bệnh viện.
Huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định trong các trường hợp có biểu hiện nặng toàn thân do rắn độc cắn hoặc có rối loạn đông máu nặng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4 giờ đầu, tuy nhiên trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả, một số trường hợp quá 24 giờ vẫn có thể sử dụng. Các trường hợp khác được điều trị hỗ trợ tùy theo triệu chứng lâm sàng.
"Nhiều gia đình bệnh nhân chủ quan áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu vết rắn cắn, cho đến khi có các biểu hiện suy hô hấp, tím tái, xuất huyết nặng… thì mới vội vàng đến các cơ sở y tế - đây là sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân bị rắn cắn. Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng hoại tử chi thể, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, thậm chí tử vong" - BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.
Cách sơ cứu và phòng ngừa rắn cắn cho trẻ
Qua các trường hợp bệnh nhi bị rắn cắn trên, các bác sĩ lưu ý trong dịp hè các phụ huynh cần biết cách phòng ngừa cho con em mình không bị rắn cắn bằng cách:
Tránh tới những nơi có thể có rắn như những khu vực có cỏ cao, bụi cây um tùm, hang có nhiều gạch đá, khu vực gần chuồng gia cầm.
Khi đi trên cỏ rậm hoặc vườn cây có nhiều lá khô nên mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày. Tránh ra vườn sau mưa rào, trời tối
Không cho trẻ nằm ngủ dưới nền nhà.
Nếu thấy rắn trong tự nhiên, nên để rắn tự đi. Tránh bắt hay chọc phá rắn
Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu đúng cách như sau:
Động viên, trấn an, để bệnh nhi nằm yên. Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
Băng ép tại chỗ cắn lên tới gốc chi, băng tương đối chặt nhưng vẫn còn sờ thấy mạch đập, không garô động mạch
Dùng nẹp cứng để cố định chi
Duy trì băng ép, bất động chi và vận chuyển kịp thời người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Cung cấp hình dạng, màu sắc hoặc ảnh chụp con rắn cho bác sĩ để dễ dàng nhận biết loại rắn, nhằm có biện pháp cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ không sử dụng các biện pháp sau: cố gắng hút nọc độc của rắn. Trích, rạch, nặn, bóp tại vùng vết cắn. Không loay hoay tìm kiếm và áp dụng các kinh nghiệm dân gian hoặc thầy lang để sơ cứu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.