Theo các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế City, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa còn non, cơ thắt trên của dạ dày còn yếu nên khi co bóp dễ làm thức ăn bị trào ngược lên thực quản, khiến bé thường bị nôn ra miệng, mũi. Một số trẻ bị trào ngược dạ dày là do đoạn thực quản phía dưới cơ hoành dài hơn bình thường.
Khi trẻ em bị trào ngược dạ dày thường xảy ra hiện tượng nôn trớ khoảng 15 phút sau bữa ăn hay bú. Việc nôn trớ làm bé bị đau cuống họng, nuốt khó khăn khiến bé không muốn ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hấp thu chất dinh dưỡng.
Tại sao bé bị trào ngược dạ dày?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hệ tiêu hóa, cha mẹ đừng đánh đồng trào ngược dạ dày đều là bệnh lý. Có 2 trường hợp trào ngược dạ dày do bệnh lý và trào ngược dạ dày sinh lý.
- Trào ngược dạ dày do bệnh lý:
Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân của bệnh là do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản.
Một số trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Trào ngược dạ dày do sinh lý:
Thường gặp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ ăn quá no hoặc cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.
Mẹ cho trẻ bú sai tư thế: Nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này, dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày sẽ lại bị trào ngược lên miệng.
Hệ tiêu hóa trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều nên dễ bị ngào ngược thức ăn.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nếu xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì thì đó là trào ngược dạ dày sinh lý. Trẻ vẫn tăng cân và ăn uống tốt. Trong khi, trào ngược dạ dày bệnh lý thường kéo dài hơn và gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau như:
- Trẻ quấy khóc liên tục, la hét lớn, thậm chí trẻ còn cong lưng, uốn người để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
- Giong khàn, hơi thở khò khè, nhất là trong lúc ngủ.
- Thường xuyên cáu kỉnh.
- Có hiện tượng nôn trớ sau mỗi lần cho bú hoặc ăn. Bé có thể nôn trớ sữa lên mũi.
- Đau ở vùng ngực, bụng.
Ngoài ra, mẹ có thể nhận thấy những vấn đề bất thường ở trẻ khi cho bé bú như: Bé không muốn bú sữa, thường dùng tay đẩy người mẹ ra; thường hay quấy khóc trong và sau khi bú; hay giật mình thức giấc vào ban đêm.
Những triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng
- Trẻ chậm phát triển và không tăng cân.
- Thường xuyên bị ho kéo dài, viêm họng, nhiễm trùng phổi.
- Ho kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày.
- Bị nôn trớ thức ăn, có kèm theo máu.
- Cơ thể tím tái hoặc ngưng thở.
Với những triệu chứng trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời. Bởi nếu kéo dài có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày?
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị dứt khoát có thể gây ra nhiều biến chứng về sau. Do đó, tùy theo từng độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ có những cách chăm sóc phù hợp. Cụ thể:
- Nếu trẻ bú mẹ: Nên để trẻ bú đúng tư thế, tránh nằm bú, đảm bảo đúng chiều thức ăn đi xuống dạ dày của trẻ, tránh gây sặc cho trẻ. Nên chia nhỏ cữ bú, tránh để bé bú quá no.
- Nếu trẻ bú bình: Mẹ cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi cho bé bú nên để đầu của bé cao hơn trong 15 - 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi sau đó mới đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao.
Với bé 1 - 2 tuổi bị trào ngược dạ dày, mẹ nên chú ý cung cấp vừa đủ lượng thức ăn cho trẻ, chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, giảm thiểu sự co bóp mạnh của dạ dày.
Tránh rung lắc trong khi ăn, giữ tư thế bé ngồi thẳng trong và sau khi ăn. Khi trẻ bị nôn trớ, cần dùng nước ấm cho trẻ súc miệng, làm sạch lưỡi và khoang miệng. Không được cho bé ăn ngay mà nên để dạ dày ổn định một lúc mới ăn.
Khi bé ngủ nên để bé nằm nghiêng để tránh trường hợp bé bị nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở. Ngoài ra nên dùng gối ngủ dành riêng cho trẻ bị trào ngược dạ dày theo tư vấn của bác sĩ.
Khi trẻ bú mẹ, nên cho bú bầu vú bên trái trước, để giữ bé nằm nghiêng sang phải, rồi chuyển bé sang bú bầu bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.
- Thực đơn: Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng trào ngược dịch dạ dày, như: Các loại quả có tính axit như cam, quýt, bưởi; các đồ ăn nhiều chất béo; tỏi, hành, thức ăn cay; sốt cà chua.
- Không dùng thuốc tùy tiện: Các mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày cho trẻ khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho trẻ như: xương bị xốp, chán ăn, mệt mỏi, mòn niêm mạc dạ dày… ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận và tăng nguy cơ kháng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Nếu trong trường hợp trẻ bị trào ngược gây sặc sữa với biểu hiện tím tái, ngưng thở, các mẹ cần kích thích trẻ thở bằng cách cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng để sữa chảy ra. Ngay sau đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.