Theo phóng viên Reuters Yonggi Kang: "Cho đến ngày 9/5, 1 USD chẳng giúp tôi mua được gì ở cửa hàng 100 Yen/sản phẩm, nhưng nay tôi có thể chọn bất kỳ sản phẩm nào”.
Vậy sau khi đạt được mốc lịch sử này, ai cũng tự hỏi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhiều chuyên gia cho rằng, đồng Yen sẽ khó có thể giảm mạnh nữa.
Ông Akira Amari, Bộ trưởng Tài chính Nhật khẳng định: "Cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Trung ương không có ý định tác động thêm tới đồng Yen nữa. Mục tiêu của chúng tôi trong thời gian tới giải quyết tác động từ giảm phát”.
Tuy nhiên, với xu hướng giảm giá của đồng Yen Nhật sẽ làm những doanh nghiệp Mỹ có giao dịch thương mại với Nhật không mấy hài lòng. Một lý do khác đó là Ngân hàng Trung ương Nhật đã liên tiếp tung ra nhiều chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian qua, kể từ sau khi Thống đốc BoJ - ông Kuroda công bố tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu, đồng Yen đã giảm tổng cộng 4,2%.
Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu hơn trong thời gian tới, FED sẽ buộc phải in thêm tiền, điều này đồng nghĩa với việc đồng USD yếu đi và đồng Yen Nhật sẽ lại mạnh lên.
Thêm vào đó, giá cả một số hàng hóa nhập khẩu như bột mỳ và dầu ăn đang rậm rịch tăng giá. Trong bối cảnh Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào đồ nhập khẩu hơn kể từ khi thảm họa hạt nhân Fukushima, Chính phủ Nhật Bản chắc chắn sẽ không để đồng Yen giảm giá quá mức, làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân.