Tàu Titanic nhận được 6 cảnh báo về băng chìm trước khi xảy ra vụ va chạm: Trước thời điểm xảy ra vụ va chạm, tàu Titanic đã nhận được 6 lần cảnh báo về băng trôi thông qua hệ thống tín hiệu vô tuyến. Tuy nhiên, do biển đêm tối cũng như rất lặng, không có sóng nên không thể phát hiện băng trôi.
Xuồng cứu nạn không chở hết trọng tải: Sau một giờ đâm phải tảng băng, một chiếc xuồng cứu hộ đã được hạ xuống. Theo kênh History Channel, chiếc xuồng này được thiết kế để chở được 65 người nhưng thực tế, thời điểm đó chỉ có 28 người đã trèo lên xuồng. Trong khi đó, hầu hết các xuồng cứu nạn được hạ xuống khi tàu đang chìm đều còn rất nhiều chỗ trống.
Nếu vị trí đâm vào tảng băng là mũi tàu thì tàu Titanic không gặp nạn: Tàu Titanic đã không chìm nếu như đâm trực diện vào tảng băng, bởi vì phần đầu tàu được thiết kế để chịu va đập, theo tờ Journal Sentinel. Không may khi phần va đập là mạn tàu và phần vỏ dưới mực nước biển bị hư hỏng nên dẫn đến tai nạn thương tâm.
Có người mang 3 con chó lên xuồng cứu hộ: Hai chú chó giống Pomeranians và một chú giống Pekingese đã thoát nạn trong vụ chìm tàu Titanic. Trong khi trên tàu có tổng cộng 12 con chó của những hành khách thuộc khoang hạng nhất, nhưng chỉ có 3 chú chó nhỏ này thoát chết. Câu hỏi đặt ra là ai đã đưa chúng xuống xuồng cứu hộ mà không ai được biết?
Tọa độ nơi xảy ra vụ tai nạn không chính xác: Tọa độ xảy ra vụ tai nạn được gửi đi không chính xác, sai lệch so với vị trí thực tế khoảng 14 dặm và đội cứu hộ không đến được nơi xảy ra vụ tai nạn.
Hành khách không được hướng dẫn cứu hộ bằng xuồng: Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, hàng nghìn người hoảng loạn, không hề được chuẩn bị trước về tình huống cứu hộ bằng xuồng hay một cuộc diễn tập nào được thực hiện.
Tàu đã lãng phí gần 1 tiếng đồng hồ trước khi phát đi tín hiệu cầu cứu: Trên tờ Telegraph viết rằng thủy thủ đoàn đã chờ 45 phút kể từ khi tàu đâm phải băng cho đến khi phát đi tín hiệu cầu cứu chỉ vì lý do họ không muốn tiết lộ về tai nạn này. Họ phát đi tín hiệu khi nhận thấy con tàu đã thực sự nguy hiểm. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, tàu California (hình trên) đang ở gần đó. Nếu nhận được tín hiệu từ Titanic, con tàu này đã có thể di chuyển đến hiện trường và cứu được nhiều người hơn.
Lượng nước tràn vào khoang tàu chỉ ở mức cảnh báo: Lỗ hổng với dung tích 0.3 m3 trên vỏ tàu khiến mỗi phút có khoảng 400 tấn nước biển chảy vào trong khoang. Trong khoảng thời gian 3 tiếng đến khi tàu chìm có đến 10.000 tấn nước tràn vào tàu. Trong khi, một tấn nước thì gần bằng 1.000 lít nước (265 gallon). Do đó, 400 tấn nước trên một phút sẽ tương đương với một thể tích khoảng 378.000 lít nước (100.000 gallon) trên một phút tràn vào trong tàu trong suốt 3 tiếng.
Lời cảnh tỉnh cho an toàn đường biển: Sau vụ tai nạn tàu Titanic đã nêu lên lời cảnh báo về tình trạng an toàn hàng hải. Khi con tàu "không thể chìm" bị chìm vào năm 1912 đã thay đổi quy định về xuồng cứu hộ, từ việc số lượng xuồng cứu hộ trên được xác định bằng tải trọng của mỗi con tàu, chứ không phải là số hành khách chở trên tàu.
Phần mũi tàu bị ảnh hưởng nhiều do đốt nóng liên tục trong nhiều tuần: Theo New York Time, sức nóng từ lò đốt than đá trong hầm tàu đã làm yếu phần đầu tàu bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước khi khởi hành đi New York. Chứng cứ này được tiết lộ bởi nhà báo người Ireland, Senan Molony đã nghiên cứu thảm họa Titanic trong suốt 30 năm qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!