17 nước châu Âu kêu gọi "thay đổi mô hình” để trục xuất người xin tị nạn bị từ chối

Quỳnh Chi (Theo Euronews)-Thứ tư, ngày 09/10/2024 14:45 GMT+7

(Ảnh minh họa: Getty)

VTV.vn - Một nhóm gồm 17 quốc gia châu Âu đã kêu gọi "thay đổi mô hình" trong chính sách di cư.

Đề xuất được đưa ra nhằm đảm bảo những người xin tị nạn có đơn xin bị từ chối sẽ được gửi trả về quốc gia xuất phát của họ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

17 nước châu Âu cho biết cách tiếp cận mới này sẽ dẫn đến "hậu quả" đối với những người được trao lệnh hồi hương nhưng không chịu rời khỏi các quốc gia thuộc "lục địa già".

"Những người không có quyền ở lại phải chịu trách nhiệm. Một cơ sở pháp lý mới phải xác định rõ ràng nghĩa vụ và trách nhiệm của họ" - các quốc gia viết - "Việc không hợp tác phải có hậu quả và bị trừng phạt".

Bên cạnh đó, các chính phủ "phải được trao quyền" để thực hiện việc trục xuất "hoàn toàn tôn trọng các quyền cơ bản".

Đề xuất này do Áo và Hà Lan khởi xướng và được Croatia, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Luxembourg, Malta, Slovakia và Thụy Điển tán thành. Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein - 3 quốc gia không phải là thành viên EU thuộc khu vực Schengen - cũng đã ký tên vào văn bản đề nghị.

Nhóm này yêu cầu Ủy ban châu Âu xử lý vấn đề này nhanh chóng và đưa ra mô hình điều chỉnh cập nhật có thể ứng phó với những thách thức và diễn biến thực tế, dựa trên các cuộc thảo luận của cuộc họp nhóm công tác vào tháng 6.

17 nước châu Âu kêu gọi ”thay đổi mô hình” để trục xuất người xin tị nạn bị từ chối - Ảnh 1.

(Ảnh: Shutterstock)

Kết luận của cuộc họp trên đã đưa ra một số ý tưởng để giải quyết thực trạng tỷ lệ trục xuất hiệu quả còn thấp của khối - quanh quẩn ở mức 30% mà không có thay đổi đáng kể nào. Các ý tưởng bao gồm việc sử dụng chính sách thương mại và thị thực làm "đòn bẩy" để buộc các quốc gia xuất xứ phải tiếp nhận lại công dân của họ sau khi đơn xin tị nạn của người di cư bị từ chối. Việc thiếu hợp tác này được coi là lý do chính dẫn đến tỷ lệ hồi hương thấp.

Cuộc họp tháng 6 cũng đề xuất thành lập "quyết định hồi hương chung của châu Âu" để giải quyết một vấn đề thường gặp khác: các quốc gia thành viên EU đôi khi không công nhận lệnh hồi hương do một quốc gia thành viên khác ban hành.

Lời kêu gọi chung được đưa ra khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ các quốc gia EU chuẩn bị họp tại Luxembourg vào ngày 10/10. Đây là cuộc họp đầu tiên thuộc dạng này kể từ khi Đức tái áp dụng các biện pháp kiểm soát tại tất cả các biên giới trên bộ của mình; Hungary đe dọa sẽ sử dụng người di cư bất hợp pháp để chống lại Bỉ và Hà Lan yêu cầu một điều khoản từ chối tham gia các quy tắc tị nạn của EU.

Vấn đề di cư cũng nên nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày của các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới.

Hiệp ước mới của EU có các điều khoản nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thủ tục tị nạn và thủ tục hồi hương. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên muốn có một văn bản luật riêng để giải quyết vấn đề trục xuất người di cư.

Một đề xuất cải cách Chỉ thị hồi hương năm 2008 đã bị kẹt tại Nghị viện châu Âu kể từ năm 2019. Đối với nhóm 17 quốc gia này, hiện cần có một văn bản hoàn toàn mới.

Đối với nhiệm kỳ thứ 2 của mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết sẽ có "một cách tiếp cận chung mới về hồi hương, với khuôn khổ pháp lý mới để đẩy nhanh và đơn giản hóa quy trình, đảm bảo rằng việc hồi hương diễn ra trang nghiêm, số hóa việc quản lý hồ sơ và đảm bảo rằng các quyết định hồi hương được công nhận lẫn nhau tại các quốc gia châu Âu".

Đức tăng tốc trục xuất người di cư bất hợp pháp Đức tăng tốc trục xuất người di cư bất hợp pháp

VTV.vn - Đức sẽ thắt chặt luật nhập cư và có thể bắt đầu xử lý những người xin tị nạn ở các nước thứ ba ngoài Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước