Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani. (Ảnh: AP)
Lực lượng Taliban hoan nghênh động thái này và cho biết đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trong vòng 10 ngày, nhưng không bao gồm cam kết ngừng bắn ngay lập tức. Trước đó, phiến quân Taliban đã yêu cầu phóng thích 400 người, đợt cuối cùng trong số 5.000 tù nhân được trả tự do, như một điều kiện để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Hàng nghìn lãnh đạo địa phương và chính trị gia đã tham gia tham vấn cho Chính phủ Afghanistan. (Ảnh: AP)
Tuần trước, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã mời khoảng 3.200 lãnh đạo địa phương và chính trị gia đến Kabul nhằm tham vấn cho Chính phủ nước này về việc có nên trả tự do cho các tù nhân này hay không. Trong số 400 tù nói trên có các thành viên Taliban bị cáo buộc thực hiện nhiều cuộc tấn công lớn nhằm vào dân thường và người nước ngoài, bao gồm một vụ đánh bom xe tải vào năm 2017 gần Đại sứ quán Đức ở Kabul, khiến hơn 150 người thiệt mạng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong 19 năm qua của lực lượng Taliban.
Trong số 400 tù nói trên có các thành viên Taliban bị cáo buộc thực hiện nhiều cuộc tấn công lớn. (Ảnh: AP)
Đáng chú ý, trong số các tù nhân được thả có 44 tay súng nằm trong danh sách đặc biệt quan ngại của Mỹ và các nước khác do có liên quan đến các vụ tấn công nghiêm trọng. Nhóm này bao gồm các thành viên của mạng lưới Haqqani có quan hệ với Taliban.
Với chấp thuận trên, Chính phủ Afghanistan sẽ hoàn thành cam kết về việc trả tự do cho 5.000 tù nhân Taliban. Quyết định được đưa ra nhằm dỡ bỏ rào cản, cho phép bắt đầu tiến trình đàm phán hòa bình, chấm dứt đổ máu và vì lợi ích của người dân Afghanistan. Việc trao đổi tù nhân cũng là một phần quan trọng trong thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban đạt được vào tháng 2/2020.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!