Một chiếc Airbus A350 chế tạo cho Qatar Airways chưa được bàn giao đậu tại Chateauroux, Pháp, ngày 3/9/2022. (Ảnh: Reuters)
Tranh cãi giữa hai bên nổ ra khi Qatar Airways kiện Airbus, yêu cầu khoản bồi thường khoảng 1 tỷ USD và từ chối tiếp nhận thêm máy bay A350 cho đến khi nhận được giải thích chính thức về tình trạng rỉ sét lớp sơn bề mặt và lớp chống sét phía trong của 23 máy bay đã tiếp nhận từ Airbus.
Qatar Airways đang kiện Airbus về thiệt hại đối với bề mặt sơn và lớp chống sét trên máy bay A350, nói rằng an toàn của máy bay có thể gặp rủi ro do lỗi thiết kế. Airbus thừa nhận các sai sót về chất lượng nhưng phủ nhận cáo buộc về lỗi thiết kế là và khẳng định, các máy bay phản lực A350 của hãng này vẫn an toàn.
Hai bên đã phải cung cấp cho nhau hàng nghìn trang tài liệu khi tranh chấp của họ, vốn đã làm thay đổi hình thái cạnh tranh trên thị trường máy bay phản lực, dẫn đến một vụ kiện trong ngành hàng không hiếm hoi tại Tòa án thượng thẩm ở London (Anh) vào giữa năm 2023, không thể giải quyết.
Lớp sơn bề mặt bị rộp, nứt trên máy bay A350 của Qatar Airways ở Doha, Qatar, ngày 20/6/2022. (Ảnh: Reuters)
Phiên điều trần của Tòa án thượng thẩm Anh hôm 14/10 dự kiến sẽ xét xử các tuyên bố chung liên quan đến chuyện "kéo chân nhau" về việc phát hành các tài liệu bao gồm hồ sơ bảo trì và phân tích kỹ thuật, cũng như trả lại hàng triệu USD tiền đặt cọc và các khoản tín dụng của Airbus.
Số lượng máy bay A350 mà Qatar A350 phải dừng bay vì hư hỏng bề mặt sơn đã tăng lên 28 trong tổng số 53 chiếc A350 trong đội bay của nước này.
Tháng 9, Airbus cho biết đã thu hồi tất cả 19 đơn đặt hàng A350 còn lại từ Qatar Airways, cắt đứt hoạt động kinh doanh còn tồn đọng với hãng hàng không vùng Vịnh này để mua các máy bay phản lực mới.
Tranh chấp về máy bay A350 đã được mở rộng vào đầu năm nay, khi Airbus thu hồi hợp đồng riêng cho 50 máy bay A321 neo nhỏ hơn, cho rằng các hợp đồng được liên kết bởi một điều khoản mặc định chéo.
Qatar sau đó đã đặt mua máy bay 737 MAX của Boeing và điều này đã làm dấy lên những tranh cãi về giá trị tương đối của chiếc máy bay phản lực này ra tòa, với việc Airbus đột ngột tuyên bố rằng dòng máy bay MAX tốt như chiếc A321 trong một nỗ lực để tránh bị buộc phải chế tạo máy bay phản lực cho Qatar Airways. Trên thực tế, hãng sản xuất máy bay châu Âu đã đưa ra quyết định bất thường khi hủy đơn đặt hàng 50 máy bay A321 trị giá khoảng 6 tỷ USD, với lý do Qatar Airways không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Thẩm phán Vương quốc Anh phụ trách vụ kiện đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp giữa Airbus, hãng hàng không Qatar Airways và các cơ quan quản lý châu Âu, nhưng không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy điều này là khả thi cho đến nay.
Cả Airbus và Qatar Airways đều từ chối bình luận trước phiên điều trần hôm 14/10, dự kiến bắt đầu lúc 08h30 (theo giờ GMT).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!