Nhiều lĩnh vực bổ trợ cho nhau là yếu tố quan trọng, góp phần phát triển hợp tác kinh tế khu vực có dân số hơn 2 tỷ người.
Sau 2 năm tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu chính ngạch 8 loại trái cây vào Trung Quốc cho Việt Nam Myanma, Campuchia.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, thông qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đã có gần 19,7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 2,7 tỷ USD) nông sản ASEAN xuất vào Trung Quốc, tăng gấp hơn 4 lần só với cùng kỳ năm trước đó.
Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, giao thông kết nối, tỉnh Quảng Tây đã tích hợp việc xây dựng khu hợp tác công nghiệp Trung Quốc - ASEAN dựa trên các khu công nghiệp phát triển hiện có, khu thương mại tự do tại các thành phố Nam Ninh, Sùng Tả, Bằng Tường…
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ASEAN vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2023, với tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt 5.800 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 817 tỷ USD), tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Cơ hội hợp tác kinh doanh giữa Trung Quốc và ASEAN đã thúc đẩy nhu cầu, số lượng và sự đa dạng của hàng hóa trong thương mại xuyên biên giới.
Một tập đoàn chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản lớn tại Quảng Tây đã ký thỏa thuận hợp tác gần 3.000 ha vườn sầu riêng với các vườn và nhà máy đóng gói tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc.
Các chuỗi công nghiệp của Trung Quốc và ASEAN ngày càng trở nên bổ sung cho nhau, mở ra cơ hội lớn cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên về công nghiệp chế biến, công nghệ cao. ASEAN càng có thêm cơ hội xuất mạnh nông sản vào Trung Quốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!