Đồng thời, Bộ Nội vụ Ba Lan xác nhận rằng biện pháp này đã có hiệu quả trong việc giảm tình trạng di cư bất hợp pháp.
Chính phủ liên minh ủng hộ châu Âu của Thủ tướng Donald Tusk đã tái lập vùng cấm trên một đoạn biên giới dài 60 km vào tháng 6 năm nay sau khi lượng người di cư cố gắng vượt biên tăng đột biến và một loạt vụ bạo lực đã diễn ra, trong đó có một vụ khiến 1 binh sĩ thiệt mạng.
Biên giới Ba Lan đã trở thành điểm nóng kể từ khi người di cư bắt đầu đổ xô đến khu vực này vào năm 2021, sau khi Belarus - một đồng minh thân cận của Nga - được cho là đã mở các công ty lữ hành ở Trung Đông để cung cấp một tuyến đường không chính thức mới vào châu Âu. Đây được coi là động thái mà Liên minh châu Âu nhận định rằng được thiết kế để tạo ra một cuộc khủng hoảng.
"Vùng cấm ở biên giới đã mang lại những kết quả cụ thể và tích cực" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết trong một tuyên bố - "Khu vực này chủ yếu nhắm vào những kẻ buôn người chuyên bắt cóc những người bị buôn lậu qua biên giới".
Bộ Nội vụ Ba Lan thông tin số vụ cố gắng vượt biên trái phép đã giảm 64% kể từ khi Warsaw áp dụng vùng cấm ở biên giới. Việc gia hạn khu vực này sẽ có hiệu lực vào ngày 11/9.
Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích chính sách trên, nói rằng nó cản trở nỗ lực của các nhân viên cứu trợ nhằm giúp đỡ những người di cư - bao gồm cả phụ nữ và trẻ em - bị mắc kẹt ở biên giới Ba Lan.
Đảng đối lập theo chủ nghĩa dân tộc Luật pháp và Công lý (PiS) của Ba Lan đã cáo buộc chính phủ "đạo đức giả" khi đưa ra vùng đệm.
Thủ tướng Tusk cho biết hôm 10/9 rằng Ba Lan cần nhiều sự hỗ trợ hơn trong các nỗ lực bảo vệ biên giới phía Đông khi ông chỉ trích quyết định của Đức về việc thắt chặt kiểm soát biên giới trên bộ của Berlin.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!