Băng phủ đường đi trên núi ở Thụy Sĩ sẽ tan hoàn toàn trong vòng vài tuần

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ sáu, ngày 12/08/2022 07:14 GMT+7

Con đường giữa sông băng Scex Rouge và Tsanfleuron ở miền Tây Thụy Sĩ đã đóng băng ít nhất là từ thời La Mã. (Ảnh: Phys.org)

VTV.vn - Sau một mùa đông khô hạn, các đợt nắng nóng khắc nghiệt trong mùa hè đổ bộ vào châu Âu đã gây ra thảm họa cho các sông băng Alpine vốn đang tan chảy với tốc độ nhanh.

Con đường giữa sông băng Scex Rouge và Tsanfleuron đã bị đóng băng ít nhất là từ thời La Mã. Tuy nhiên, lượng băng của hai sông băng này đã giảm đi, đá trống ở khu vực sườn núi giữa hai con sông băng đang bắt đầu nổi lên và sẽ hoàn toàn không có băng bao phủ trước khi mùa hè kết thúc.

Đại diện khu nghỉ mát trượt tuyết Glacier 3000 cho biết trong một tuyên bố: "Đường đi này sẽ hoàn toàn ở lộ diện ngoài trời trong vài tuần tới".

Trong khi lớp băng dày khoảng 15 mét (50 feet) vào năm 2012, mặt đất bên dưới "sẽ hoàn toàn nổi lên vào cuối tháng 9" năm nay.

Rặng núi nằm ở độ cao 2.800 mét trong khu trượt tuyết Glacier 3000 và đánh dấu biên giới giữa các bang Vaud và Wallis ở miền Tây Thụy Sĩ. Người trượt tuyết có thể lướt trên đỉnh từ sông băng này sang sông băng khác. Tuy nhiên, hiện một dải đá giữa chúng đã nổi lên và chỉ còn lại chút băng cuối cùng.

Sông băng Scex Rouge có khả năng biến thành hồ trong vòng 10 đến 15 năm tới, có thể sâu khoảng 10 mét với thể tích 250.000 m3 (8,8 triệu feet khối).

Băng phủ đường đi trên núi ở Thụy Sĩ sẽ tan hoàn toàn trong vòng vài tuần - Ảnh 1.

(Ảnh: Paudal)

Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết này đang tìm cách thích nghi với thực tế mới nếu mọi người không thể trượt tuyết giữa hai sông băng.

Bernhard Tschannen, Giám đốc điều hành của Glacier 3000 xác nhận: "Chúng tôi đang có kế hoạch đổi mới các cơ sở ở khu vực này trong những năm tới và ý tưởng sẽ là thay đổi tuyến đường của xe nâng hiện tại để cho phép tiếp cận trực tiếp nhiều hơn đến sông băng Tsanfleuron".

Các tấm phủ đã được đặt trên các phần của sông băng Tsanfleuron bên đường đèo để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời gây tan chảy băng.

Nhà băng học Mauro Fischer, nhà nghiên cứu tại Đại học Bern, cho biết, mức độ thất thoát băng của các sông băng trong khu vực sẽ cao hơn trung bình 3 lần trong năm nay so với 10 mùa hè vừa qua.

Sự tan chảy của các sông băng khiến chúng trở nên thiếu ổn định hơn, trở nên kém khả thi hơn cho các môn thể thao mùa đông và đi bộ đường dài. Bên cạnh đó, những thứ bị chôn vùi trong băng trong nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, có thể tái xuất hiện.

Trong hai tuần qua, người ta đã tìm thấy hai bộ hài cốt trên sông băng ở Wallis. Công việc đang được tiến hành để giám định hài cốt. Theo hãng thông tấn Thụy Sĩ ATS, cảnh sát Wallis có danh sách khoảng 300 người mất tích tại đây kể từ năm 1925.

Vào tháng 7/2017, tại sông băng Tsanfleuron, thi thể của một cặp vợ chồng mất tích vào năm 1942 đã được tìm thầy. Hài cốt của ba anh em tử vong vào năm 1926 cũng được tìm thấy trên sông băng Aletsch vào tháng 6/2012.

Tuần trước, mảnh vỡ của một chiếc máy bay rơi trên dãy Alps trong năm 1968 đã được phát hiện trên sông băng Aletsch. Thi thể của ba người trên máy bay đã được chuyển đi vào thời điểm đó, nhưng các mảnh vỡ máy bay thì không.

Biến đổi khí hậu đang biến các sông băng ở dãy Alps thành hồ Biến đổi khí hậu đang biến các sông băng ở dãy Alps thành hồ

VTV.vn - Khi nhiệt độ tăng, biến đổi khí hậu đang biến các sông băng thành hồ. Ở dãy núi Alps, các hồ băng đang tan chảy, đây không còn là mối đe dọa mà đã trở thành hiện thực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước