Bảo tàng Anh đối mặt với cuộc điều tra vì cáo buộc cất giấu cổ vật

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ tư, ngày 03/04/2024 06:12 GMT+7

Những tấm bảng cấm này chưa bao giờ được trưng bày trước công chúng và được coi là thiêng liêng đến mức ngay cả những người phụ trách và người được ủy thác của bảo tàng cũng bị cấm kiểm tra chúng. (Ảnh: PA)

VTV.vn - Bảo tàng Anh đang bị điều tra vì bị cáo buộc che giấu một bộ sưu tập đồ tạo tác thiêng liêng của Ethiopia khỏi tầm nhìn của công chúng trong hơn 150 năm qua.

Theo đó, Bảo tàng Anh bị cáo buộc đã không tiết lộ các chi tiết quan trọng về án thờ Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Ethiopia bị cướp vào những năm 1860.

Cuộc điều tra của Văn phòng Ủy viên Thông tin Vương quốc Anh (ICO) diễn ra sau khi tổ chức Returning Heritage khiếu nại rằng Bảo tàng Anh đã không tiết lộ những chi tiết chính về các hiện vật, trong đó bao gồm các tấm án thờ - được biết đến trong nhà thờ Chính thống giáo Tewahedo của quốc gia Đông Phi này, khi được yêu cầu cung cấp thông tin vào tháng 8/2023.

Lewis McNaught - quản lý biên tập của tổ chức phi lợi nhuận Returning Heritage - được tờ The Guardian trích dẫn cho biết: "Có vẻ rất kỳ lạ khi bảo tàng không muốn giải thích lý do tại sao họ lại giữ những đồ vật mà họ có thể và nên trả lại".

Nhà thờ Chính thống giáo Ethiopia có niên đại từ năm 330 sau Công Nguyên, với sự phê chuẩn về Cơ đốc giáo của vương quốc Aksum (vương quốc cổ nằm ở Eritrea ngày nay và vùng Tigray của Ethiopia).

11 tấm án thờ bằng gỗ và đá - bị binh lính Anh cướp phá sau Trận chiến Maqdala trong năm 1868 - chưa bao giờ được trưng bày trước công chúng và được coi là thiêng liêng đến mức ngay cả những người quản lý và ủy thác của bảo tàng cũng bị cấm kiểm tra chúng. Nhà thờ Chính thống Ethiopia tin rằng chỉ các linh mục của họ mới có thể xem những món cổ vật tượng trưng cho "Hòm Giao ước" - chiếc rương gỗ thiêng được cho là chứa "Mười điều răn". Các cổ vật này được cho là được cất giữ trong một kho kín ở tầng hầm của khu phức hợp London.

Vào năm 2019, Bộ Văn hóa Ethiopia đã yêu cầu Anh trả lại cổ vật khi một phái đoàn đến thăm Bảo tàng Anh. Theo Báo Nghệ thuật, một phát ngôn viên của bảo tàng vào thời điểm đó đã tuyên bố rằng hội đồng quản trị sẽ xem xét việc cho mượn dài hạn các cổ vật, vì luật pháp của Anh cấm các bảo tàng trả lại vĩnh viễn các đồ tạo tác đang tranh chấp cho chủ sở hữu ban đầu của chúng.

Tuy nhiên, tổ chức Returning Heritage tin rằng những tấm án thờ này có thể được trả lại cho Ethiopia một cách hợp pháp mà không vi phạm Đạo luật Bảo tàng Anh.

Các bảo tàng ở Anh đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc trả lại những cổ vật bị đánh cắp trong thời kỳ thuộc địa về nước xuất xứ của chúng. Vào tháng 1, Bảo tàng Anh và Bảo tàng Victoria và Albert đã thông báo rằng hơn 30 "vương miện ngọc" - hiện vật bằng vàng từng thuộc về hoàng gia Asante (hoặc Ashanti) ở Ghana ngày nay - sẽ được trả lại cho chủ sở hữu thuộc quốc gia Tây Phi này vào tháng 4 theo một thỏa thuận cho mượn.

Ai Cập nhận lại hàng nghìn cổ vật bị đánh cắp trái phép từ Mỹ Ai Cập nhận lại hàng nghìn cổ vật bị đánh cắp trái phép từ Mỹ Bảo tàng Iraq trưng bày hàng nghìn cổ vật bị đánh cắp Bảo tàng Iraq trưng bày hàng nghìn cổ vật bị đánh cắp Italy thu giữ hơn 5.000 cổ vật bị đánh cắp Italy thu giữ hơn 5.000 cổ vật bị đánh cắp

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước