Bãi biển Nazare ở Bồ Đào Nha chật kín người khi nắng nóng xảy ra những ngày đầu tháng 8. (Ảnh: EPA)
Trái đất đang ngày càng nóng lên, năm sau nóng hơn năm trước. Chúng ta đã từng nghe năm 2015 là năm nóng nhất trong lịch sử, rồi đến năm 2016, 2017 và năm 2018 này lại là một năm nóng kỷ lục mới. Trong 16 năm nóng nhất trong lịch sử có đến 15 năm là từ năm 2001 trở lại đây. Biến đổi khí hậu đang tiếp tục là thực trạng báo động toàn cầu.
Châu Âu đang trải qua một mùa hè nắng nóng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nắng nóng gây cháy rừng trên diện rộng tại Mỹ, đặc biệt nghiêm trọng, bang California phải ban bố tình trạng thảm họa. Cháy lan rộng trên tổng diện tích hơn 1.200 km2, thiêu trụi hơn 200 công trình xây dựng và buộc hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.
Australia khô hạn vì nắng nóng mà người ta ví như một chứng ung thư di căn nhanh chóng, phá hoại mùa màng.
Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, bãi tắm đông nghẹt người trong cái nắng nóng kéo dài với nền nhiệt 38 độ C.
Các nhà khoa học cảnh báo, tần suất của các đợt nắng nóng đang tăng lên.
Theo số liệu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), mức nước biển dâng năm 2006 là 33mm, nhưng đến năm 2016 đã là 74mm, một tốc độ tăng nhanh chưa từng có.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu con người không hành động, nhiệt độ tăng 4 hoặc 6 độ C vào cuối thế kỷ này thì đó có thể sẽ là ngày tận thế.
Trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 9/8, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những bình luận, phân tích xung quanh vấn đề này. Mời quý vị theo dõi video chi tiết sau đây:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!