Bloomberg đưa tin, dẫn lời một số nhà sản xuất hàng may mặc và chủ nhà máy. Theo đó, hầu hết đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế, một số thậm chí còn quay trở lại Trung Quốc đại lục, đảo ngược kế hoạch do những bất ổn kinh tế ngày càng tăng trên toàn thế giới và nhu cầu tiêu dùng chậm.
Theo Laura Magill, người đứng đầu toàn cầu về tính bền vững của thương hiệu giày dép Bata Group, môi trường kinh doanh và các yếu tố tác động được phát triển ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đảm bảo mức giá cạnh tranh và mang lại chất lượng ổn định khi sản xuất quy mô lớn mà "khó có thể sao chép" ở nơi nào khác.
Đầu năm nay, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, các công ty thời trang từ Mỹ và EU đã bắt đầu xem xét lại sự phụ thuộc hàng thập kỷ của họ vào các nhà máy ở Trung Quốc và ngừng liệt kê quốc gia này là nhà cung cấp hàng đầu. Nguyên nhân là do bất ổn ngoại giao ngày càng tăng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Một số nhà sản xuất được cho là đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha.
Lin Feng, người sở hữu các nhà máy may mặc trong và xung quanh thanh phố Quảng Châu, Trung Quốc, nói với Bloomberg rằng ông đã lập ra một dây chuyền sản xuất váy dành cho phụ nữ mới tại Hà Nội để "thử nghiệm" vào năm 2020.
Tuy nhiên, doanh nhân này không được hưởng lợi từ động thái này, mặc dù mức lương cho người lao động ở Việt Nam thấp hơn gấp 2 lần so với mức lương ông phải trả ở Quảng Châu, do số lượng đơn đặt hàng từ các khách hàng nước ngoài thận trọng giảm đáng kể. Ông rời Việt Nam và chuyển trọng tâm trở lại Quảng Châu vào năm 2022, vì các nhà máy của ông chủ yếu sản xuất quần áo cho khách hàng Mỹ và châu Âu.
Ông Lin Feng nói: "Bây giờ không còn ích gì khi nói về việc mở rộng hoặc chuyển dịch ra nước ngoài. Khi nhu cầu yếu, chi phí lao động thấp và miễn thuế là vô nghĩa".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!