Các sông băng trên dãy Himalaya đang trên đà mất tới 75% băng vào năm 2100

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Thứ bảy, ngày 24/06/2023 06:26 GMT+7

(Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Theo một báo cáo mới, các sông băng ở núi Hindu Kush thuộc dãy Himalaya có thể mất tới 75% thể tích vào cuối thế kỷ này do sự nóng lên toàn cầu.

Việc băng tan chảy trên sông băng thuộc dãy Himalaya có thể gây ra lũ lụt nguy hiểm và dẫn đến tình trạng thiếu nước cho 240 triệu người sống ở khu vực miền núi này.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng băng tan trong khu vực, nơi có các đỉnh Everest và K2 nổi tiếng, đang tăng tốc. Trong những năm 2010, các sông băng tan băng nhanh hơn tới 65% so với thập kỷ trước, theo đánh giá của Trung tâm Quốc tế về Phát triển Miền núi Tích hợp (ICIMOD) có trụ sở tại Kathmandu, một cơ quan khoa học liên chính phủ trong khu vực.

Philippus Wester, nhà khoa học môi trường và là thành viên của ICIMOD, tác giả chính của báo cáo, cho biết: "Chúng ta đang mất đi các sông băng và chúng ta sẽ mất chúng sau 100 năm tới".

Núi Hindu Kush Himalaya trải dài 3.500 km (2.175 dặm) qua Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal và Pakistan.

Các sông băng trên dãy Himalaya đang trên đà mất tới 75% băng vào năm 2100 - Ảnh 1.

(Ảnh: Reuters)

Báo cáo cho biết, ở mức nóng lên 1,5oC hoặc 2oC so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp, các sông băng trên toàn bộ khu vực sẽ mất từ 30% đến 50% thể tích băng vào năm 2100.

Tuy nhiên, việc sông băng sẽ tan chảy nhiều nhất phụ thuộc vào mức nhiệt tăng lên. Ở nhiệt độ nóng lên 3oC, mức mà thế giới sẽ phải hứng chịu theo những chính sách khí hậu hiện nay, các sông băng ở Đông Himalaya, bao gồm Nepal và Bhutan, sẽ mất tới 75% lượng băng của chúng. Ở nhiệt độ 4oC, tỷ lệ này lên tới 80%.

Các nhà khoa học đã phải nỗ lực để đánh giá mức độ biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến Hindu Kush Himalaya. Không giống như dãy núi Alps của châu Âu và dãy núi Rocky ở Bắc Mỹ, khu vực này thiếu hồ sơ thống kê lâu dài về các phép đo thực địa, cho thấy các sông băng đang phát triển hay bị thu hẹp.

Báo cáo cho thấy, lưu lượng nước ở 12 lưu vực sông trong khu vực, bao gồm sông Hằng, sông Ấn và sông Mekong, có khả năng đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỷ này, gây hậu quả cho hơn 1,6 tỷ người phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước  này.

Sông băng tan chảy cũng gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở vùng hạ lưu. 

Các chính phủ đang cố gắng chuẩn bị cho những thay đổi trên. Trung Quốc đang làm việc để củng cố nguồn cung cấp nước của nước này. Và Pakistan đang lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt bùng phát ở hồ băng.

Sông băng ở Đông Nam Cực tan chảy 70,8 tỷ tấn một năm do nước biển ấm lên Sông băng ở Đông Nam Cực tan chảy 70,8 tỷ tấn một năm do nước biển ấm lên Các sông băng của Thụy Sĩ tan chảy một nửa lượng băng trong chưa đầy một thế kỷ Các sông băng của Thụy Sĩ tan chảy một nửa lượng băng trong chưa đầy một thế kỷ Sông băng trên dãy Alps tan chảy kỷ lục vì nắng nóng Sông băng trên dãy Alps tan chảy kỷ lục vì nắng nóng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước