Từ dịch SARS vào năm 2003, cúm lợn H1N1 năm 2009, hội chứng hô hấp Trung Đông MERS trong năm 2012 và hiện tại là COVID-19, chu kỳ giữa hai khủng hoảng dịch tễ là không cố định và dường như ngày càng ngắn. Tuy nhiên, có thể chắc rằng, sau đại dịch này sẽ lại có một chứng bệnh truyền nhiễm chết người nữa bùng phát.
Trong bối cảnh biến thể Delta vẫn đang hoành hành trên thế giới, nhiều nơi cũng đã xuất hiện những chủng biến thể mới khác. Do đó, chính quyền các quốc gia nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ cho tình huống đó. Ngay cả với những kiến thức và hệ thống y tế như hiện nay, nhiều quốc gia, kể cả Mỹ cũng khó lòng kiểm soát được một đại dịch khác xảy ra trong tương lai. Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do hệ miễn dịch của con người ngày càng suy yếu do ô nhiễm môi trường, sinh hoạt không lành mạnh cũng như việc không tuân thủ tiêm chủng cúm định kỳ ở nhiều quốc gia.
Chu kỳ giữa hai khủng hoảng dịch tễ là không cố định và dường như ngày càng ngắn. (Ảnh: MedicineNet)
Tạp chí khoa học The Nature cho rằng, ngay cả khi môi trường sống thay đổi, những loài như chuột và dơi vẫn có khả năng thích ứng tốt và tiếp tục đóng vai trò là vật trung gian lây những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới cho con người.
Và nguyên nhân cuối cùng là khi nhiệt độ Trái đất nóng lên, các sông băng tan chảy, qua đó sẽ giải phóng những vi khuẩn, nấm và virus cổ đại, một mối nguy tiềm ẩn với sức khỏe con người.
Theo các nhà khoa học, chúng ta không phải đặt câu hỏi liệu có đại dịch nào nữa xảy ra hay không mà là khi nào nó sẽ xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!