Nguyên nhân là do để tạo ra thịt động vật, ngành công nghiệp chăn nuôi thải ra từ 14 - 17% lượng khí nhà kính toàn cầu. Vậy làm thế nào để thịt từ thực vật thực sự hấp dẫn được người thích ăn thịt động vật, một công ty Mỹ đang nỗ lực chứng minh một giải pháp cho vấn đề này dựa trên công nghệ.
Bánh kẹp thịt, gà rán, xúc xích và những món ăn khác… đều là món từ thịt, nhưng với công nghệ trên, các món ăn này trông giống thịt và đều được là làm từ đậu nành và những loại thực vật khác .
Trên thực tế, trồng trọt sử dụng đất và nước ít hơn so với chăn nuôi, nhờ thế mà thải ít khí gây biến đổi khí hậu hơn. Do đó, thịt làm từ thực vật đang dần được chú ý, nhưng điểm trừ là chi phí sản xuất thường cao hơn thịt động vật và ăn chưa được giống như thịt thật, khiến thịt làm từ thực vật chưa được đón nhận rộng rãi.
Công ty Mỹ Meati cho biết, họ sử dụng chân nấm và một số nguyên liệu khác như bột đậu gà để làm ra những miếng thịt bít tết và thịt gà có thớ và "ăn đã miệng", trong khi đó lại ít calorie và cholesterol, nhưng lại có lượng protein gần như thịt gà thật.
Cách làm của công ty này là thu gom bào tử của chân nấm, cho đường vào, để lên men trong các thùng nước làm bằng thép không gỉ. Cứ mỗi 22 giờ đồng hồ, hỗn hợp đã lên men này được làm cạn nước, tạo thành hình dáng như những miếng thịt và nấu lên.
Ông Scott Tassani, Chủ tịch công ty Meati, nói: "Bằng cách làm cho hương vị và chất liệu giống thịt động vật hơn, chúng tôi có thể thu hút được thêm người tiêu dùng vốn thích ăn thịt động vật. Ngay từ đầu, chúng tôi nhận thấy, 40% lượng hàng bán ra là bán cho những người tiêu dùng chưa từng tiêu thụ đạm thay thế động vật như thế này.
Từ năm 2017 đến năm 2020, tại Mỹ có ít nhất 55 công ty và thương hiệu thịt thực vật ra đời. Doanh số thịt thực vật bán ra tại Mỹ đã tăng gấp hơn hai lần trong khoảng thời gian này. Hiện Mỹ là thị trường lớn nhất cho những sản phẩm thay thế thịt động vật.
Ông Tassani cho hay, người tiêu dùng ngày nay quan tâm đến việc mua thực phẩm không gây hại cho Trái đất.
Ông Scott Tassani cho biết: "Khi đi chợ, yếu tố đầu tiên khiến người tiêu dùng quyết định là "Gia đình mình có thích sản phẩm này không? Gia đình mình có vui với việc tiêu thụ sản phẩm này không?", bởi vì nếu người nhà không vui khi ăn sản phẩm nào đó, bạn cũng sẽ không chọn mua".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!