Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống, cũng như các chính sách chăm sóc y tế đã có sự cải thiện. Tốc độ tăng dân số đã giảm mạnh kể từ hơn nửa thế kỷ qua, nếu như giai đoạn đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tốc độ tăng dân số là hơn 2% mỗi năm, thì dự kiến đến năm 2050, tốc độ tăng dân số sẽ chỉ còn 0,5%. Nguyên nhân tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng giảm. Với tốc độ này, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030.
Theo báo SK&ĐS, về tỉ suất sinh, năm 2021, tỉ suất sinh ở mức 2,3 con/phụ nữ, giảm so với mức 5 con/phụ nữ vào năm 1950. Con số này sẽ giảm xuống 2,1 con/phụ nữ vào năm 2050. Theo Liên Hợp Quốc, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số toàn cầu là việc tuổi thọ tiếp tục tăng lên 72,8 năm vào năm 2019, cao hơn 9 năm so với năm 1990. Đến năm 2050, tuổi thọ trung bình vào khoảng 77,2 năm.
Kết quả này có nghĩa là tỉ lệ những người hơn 65 tuổi sẽ tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050. Xu hướng dân số già hóa sẽ tác động đến thị trường lao động và hệ thống hưu trí quốc gia khi dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sẽ tăng cao.
Theo nhận định của các chuyên gia, với tuổi thọ và số người trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030, và đạt mức hơn 10 tỷ người vào năm 2080.
Liên Hợp Quốc dự báo, Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước đông dân nhất thế giới hiện tại - sẽ hoán đổi vị trí vào năm 2030. Theo đó, dân số Trung Quốc từ 1,4 tỷ người giảm xuống còn 1,3 tỷ người vào năm 2050. Đến cuối thế kỷ 21, dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn 800 triệu người. Trong khi đó, dân số Ấn Độ sẽ đạt 1,7 tỷ người vào năm 2050. Sau hai nước trên, Mỹ tiếp tục là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới vào năm 2050 và sẽ ngang bằng Nigeria với 375 triệu người.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!