Đô đốc Harry Harris. (Nguồn: straitstimes.com)
Ông Harry Harris sắp mãn nhiệm chức Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM).
Vị trí Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc bị bỏ trống suốt từ thời điểm Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, thậm chí cả trong thời gian Washington bắt đầu các cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân với Triều Tiên.
Ông Harris là một chỉ huy chủ chiến, từng được cân nhắc cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Australia. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ông Harris gần đây đã thay đổi lập trường khi kêu gọi nên tạm dừng các cuộc tập trận Mỹ - Hàn.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Harris tuyên bố việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sẽ không cần thiết nếu Triều Tiên đạt đến giai đoạn phi hạt nhân hóa và giải trừ quân bị hoàn toàn, ngoài ra việc triển khai THAAD không phải để đối phó với bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc, Nga hay bất kỳ nơi nào khác.
Ông Harris, 61 tuổi, sinh ra tại Yokosuda, Nhật Bản với bố là người Mỹ và mẹ người Nhật Bản. Ông đã giữa nhiều vị trí lãnh đạo trong quân đội Mỹ, bao gồm Chỉ huy Hạm đội 6 và Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vốn muốn nhanh chóng thay đổi các Đại sứ Mỹ phục vụ dưới thời người tiền nhiệm, nhằm tìm kiếm những tiếng nói mới ủng hộ chính sách "Nước Mỹ trước tiên".
Tuy nhiên, chủ trương này vấp phải sự bất đồng về các vị trí bổ nhiệm giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Nhà Trắng khiến nhiều vị trí bị bỏ trống trong thời gian dài.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bị chỉ trích về việc không bổ nhiệm những chuyên gia có kinh nghiệm vào những vị trí quan trọng trong thời điểm có nhiều diễn biến căng thẳng.
Sau khi ông Mike Pompeo thay thế ông Tillerson giữ vị trí Ngoại trưởng Mỹ, tốc độ bổ nhiệm các vị trí ngoại giao đã được đẩy nhanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!