Domino's Pizza nộp đơn xin phá sản ở Nga

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ tư, ngày 23/08/2023 06:28 GMT+7

(Ảnh: Domino's Pizza)

VTV.vn - Việc Domino's Pizza nộp đơn xin phá sản ở Nga được đưa ra sau những nỗ lực bán chi nhánh tại nước này không thành công do "môi trường ngày càng thách thức".

Nhà điều hành thương hiệu Domino's Pizza ở Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Georgia hôm 21/8 tuyên bố rằng họ sẽ nộp đơn xin phá sản cho chi nhánh kinh doanh ở Nga và rời khỏi quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây này.

Vào tháng 12/2022, chuỗi chuỗi nhà hàng pizza đa quốc gia Domino's Pizza cho biết, họ đang xem xét các lựa chọn khác nhau cho hoạt động của mình tại Nga, bao gồm cả việc thoái vốn. Giống như nhiều doanh nghiệp quốc tế khác, việc rút khỏi thị trường Nga của Domino's Pizza diễn ra trong bối cảnh áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.

Chi nhánh tại Nga của Domino's Pizza, DPRussia, là công ty bán bánh pizza lớn thứ ba tại Nga và điều hành khoảng 142 cửa hàng.

Dominos Pizza nộp đơn xin phá sản ở Nga - Ảnh 1.

(Ảnh: Reuters)

Công ty cho biết thêm rằng khoản nợ nước ngoài của chi nhánh tại Nga là khoảng 520 triệu Ruble (5,56 triệu USD) và đã được giải quyết bởi công ty con ở Thổ Nhĩ Kỳ của DP Eurasia, qua đó giúp giảm tổng nợ của tập đoàn và dẫn đến tổng số dư tiền mặt là 162 triệu Lira (5,97 triệu USD).

Một số "gã khổng lồ" thực phẩm như McDonald's vẫn giữ quyền mua lại cổ phần của các công ty con ở Nga sau khi rời khỏi nước này. Ngoài lựa chọn mua lại, các công ty cũng đã cố gắng giữ một phần vốn hoặc một vị trí trong hội đồng quản trị.

Tuy nhiên, Moscow đã áp dụng một loạt quy định, khiến việc rút lui của các công ty nước ngoài hoặc khả năng quay trở lại của họ trở nên phức tạp hơn. Kể từ tháng 12/2022, chính quyền Nga đã buộc các công ty nước ngoài phải bán tài sản của họ cho người mua ở Nga với mức chiết khấu 50% và tính phí rút khỏi Nga ít nhất 10% giá trị giao dịch.

Vào tháng 7, Chính phủ Nga đã thắt chặt các quy tắc rút lui, cấm chuyển tiền ra nước ngoài từ việc bán các doanh nghiệp nếu công ty thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc công ty mẹ từ danh sách các quốc gia "không thân thiện" của Nga. Các công ty nước ngoài cũng bị cấm đưa ra các lựa chọn mua lại đối với việc bán tài sản ở Nga của họ trong thời gian từ hai năm trở lên.

ECB: Các ngân hàng Eurozone phải rút khỏi Nga ECB: Các ngân hàng Eurozone phải rút khỏi Nga “Gã khổng lồ” thời trang Nhật Bản Uniqlo cân nhắc rút khỏi Nga “Gã khổng lồ” thời trang Nhật Bản Uniqlo cân nhắc rút khỏi Nga Rút khỏi Nga, Shell thiệt hại gần 5 tỷ USD Rút khỏi Nga, Shell thiệt hại gần 5 tỷ USD

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước