Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Theo đó, các công ty nhà nước Rosneft và Gazprom của Nga sẽ có thể vận chuyển dầu đến các nước thứ ba. Việc EU điều chỉnh lệnh trừng phạt với dầu từ Nga, chấp nhận dầu bán qua nước thứ ba và điều chỉnh thanh toán với dầu Nga qua đường biển được cho là tín hiệu tích cực trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Có thể thấy là Liên minh châu Âu đã đưa ra một ngoại lệ trong các lệnh trừng phạt đối với Nga về dầu mỏ, nới lỏng lệnh cấm giao dịch với một số công ty nhà nước Nga, bao gồm cả Rosneft và Gazprom Neft. Bây giờ các công ty này được thực hiện các giao dịch với châu Âu để vận chuyển dầu sang các nước thứ ba, và các khoản thanh toán liên quan đến các lô hàng này sẽ không bị cấm. Điều này, như tuyên bố của phía EU là để tránh bất kỳ hậu quả tiêu cực nào có thể xảy ra đối với an ninh năng lượng toàn cầu.
Theo giới phân tích, thực tế là châu Âu khó có thể ngăn cản Nga bán dầu cho các nước thứ ba. Không loại trừ khả năng, EU biết rằng họ đang mua dầu từ Ấn Độ, quốc gia đã mua cùng loại dầu này từ Nga. Họ phải trả giá thị trường đầy đủ trong khi Ấn Độ được hưởng mức chiết khấu cao. Ấn Độ kiếm tiền bằng cách làm trung gian. Nga không bận tâm, bởi vì dầu của họ được bán, doanh thu đến và châu Âu trả tiền.
Nhà máy ở mỏ dầu Yarakta, thuộc sở hữu của Công ty dầu Irkutsk (INK), ở vùng Irkutsk, Nga - Ảnh: Reuters
Nga tuyên bố sẽ không bán dầu cho nước nào áp mức giá trần đối với dầu của Nga.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Nabiullina, Nga sẽ ngừng cung cấp dầu thô cho các quốc gia áp giá trần với dầu của nước này. Thay vì thực hiện theo giá trần với dầu Nga, Moscow sẽ chuyển hướng cung cấp sang các nước không áp giá trần.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cảnh báo, áp giá trần với dầu Nga - tức là doanh thu thấp hơn chi phí sản xuất và các nhà sản xuất của Nga sẽ không hoạt động khi lợi nhuận âm. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây, các nhà xuất khẩu Nga bắt đầu định hướng lại nguồn cung cấp dầu và các sản phẩm dầu của họ cho các nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo Viện Tài chính quốc tế, các tàu chở dầu Hy Lạp bắt đầu chở thêm dầu Nga sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tính đến đầu tháng 6, các tàu chở dầu Hy Lạp chiếm hơn 60% tổng công suất tàu chở dầu rời các cảng của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!