Yêu cầu trên được đưa ra theo một dự thảo đề xuất từ Hội đồng châu Âu được công bố hôm 27/2.
Đề xuất nêu rõ rằng mức sử dụng thấp hơn nhu cầu trung bình ít nhất 15% (được đo từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2022) nên được duy trì trên cơ sở tự nguyện thêm một năm nữa. Điều này bất chấp tuyên bố rằng mức cắt giảm được thực hiện cho đến nay - hoặc tỷ lệ giảm tiêu thụ khí đốt thậm chí còn ở mức cao hơn là 18% - đã thành công, hiệu quả với nhiều mục tiêu của đề xuất ban đầu.
Mặc dù nguồn cung khí đốt đa dạng, giá thấp hơn, ổn định hơn và dự trữ dự trữ cao hơn "có lợi cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế EU", Hội đồng châu Âu tuyên bố việc cắt giảm phải tiếp tục được thực hiện trong 1 năm nữa. Đề xuất này cũng lưu ý rằng việc hạn chế tiêu thụ khí đốt như vậy cũng sẽ thúc đẩy EU hướng tới mức phát thải carbon bằng 0.
Brussels gần đây đã xác nhận rằng thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua đường ống đi qua Ukraine kéo dài 5 năm qua với tập đoàn Gazprom của Nga sẽ không được gia hạn khi thỏa thuận này hết hạn vào cuối tháng 3 năm nay.
Mặc dù đã thông qua 13 gói trừng phạt Nga kể từ năm 2022 vì hoạt động chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine, EU vẫn mua gần 30 tỷ Euro dầu, sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Moscow vào năm 2023.
Đồng thời, Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, đang gặp khủng hoảng với 15% công ty của nước này gặp khó khăn, các chuyên gia tư vấn Alvarez & Marsal đưa tin vào đầu tháng 2 này. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng một phần nguyên nhân là do chi phí năng lượng tăng cao. Đồng thời, các chuyên gia dự đoán điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra, khi cuộc khủng hoảng bất động sản đang rình rập trong bối cảnh các công ty không còn đủ khả năng chi trả cho không gian văn phòng của mình, cùng các tác động khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!