Con số này đã đánh dấu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm nhanh nhất trong 7 năm qua, dữ liệu được công bố vào ngày 6/5 của Chính phủ Nhật Bản cho thấy.
Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, thực trạng lạm phát gia tăng, chủ yếu là do chi phí thực phẩm và tác động ngày càng mờ nhạt của việc cắt giảm phí điện thoại di động trước đó, sẽ dẫn đến mức tăng giá nhanh lên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương nước này trong những tháng tới.
Takumi Tsunoda, nhà kinh tế cao cấp tại Học viện Shinkin Bank Research, cho biết: "Lạm phát lõi trên toàn quốc có thể tăng trên 2% trong tháng 4 đến tháng 6. Trong khi đó, chỉ số này có thể không tiếp tục tăng nhanh hơn vì tốc độ lạm phát giá năng lượng đang chậm lại".
Sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) của Tokyo nhanh hơn dự báo của thị trường trung bình 1,8% và theo sau mức tăng 0,8% trong tháng 3. Chỉ số này không bao gồm thực phẩm tươi sống, là một yếu tố dễ thay đổi, nhưng bao gồm các mặt hàng năng lượng. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2015, khi chỉ số này tăng 2,2%.
Chỉ số CPI tổng thể của Tokyo (bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống) đã tăng 2,5% trong tháng 4 so với một năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2014.
Ảnh hưởng ngày càng giảm dần của việc cắt giảm phí điện thoại di động vào năm 2021 đã đẩy chỉ số CPI chung tăng 0,80 điểm, trong khi giá thực phẩm không tươi sống đã đẩy chỉ số này lên 0,17 điểm, dữ liệu cho thấy.
Các gói sushi mang đi, bánh mì kẹp thịt và bánh mì nói chung đã chứng kiến mức tăng giá lớn nhất trong số các mặt hàng thực phẩm trong tháng 4, theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản.
Giá năng lượng vào tháng 4 ở Tokyo tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2021, chậm hơn so với tháng 3 nhờ các chương trình trợ cấp nhiên liệu của Chính phủ nước này nhằm giảm chi phí xăng dầu và các năng lượng khác.
CPI lõi ở Tokyo không bao gồm thực phẩm tươi sống và các mặt hàng năng lượng đã tăng 0,8% trong tháng 4, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 3/2021.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tuần trước đã nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát của năm nay nhưng giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của mình, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm duy trì mức kích thích, hỗ trợ lớn cho đến khi áp lực lạm phát đi kèm với việc tăng lương và nhu cầu mạnh hơn.
Takahide Kiuchi, nhà kinh tế điều hành tại Viện nghiên cứu Nomura, nói: "Có nguy cơ ngày càng tăng về việc một vòng xoáy kinh tế đi xuống bắt đầu diễn ra, trong đó chi tiêu tiêu dùng bị kéo xuống bởi đồng Yen yếu và giá tăng, làm giảm mức lương thực tế của người lao động".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!