Một trong số các cuộc biểu tình diễn ra ở Cổng Brandenburg, Berlin, Đức. (Ảnh: AP)
Cảnh sát Đức đã báo cáo về đợt biểu tình này, diễn ra tại nhiều địa điểm trên khắp nước Đức, khi các phương tiện đỗ trên các tuyến đường chính và đường trượt (con đường ở ngã ba cho phép người lái xe chuyển hướng mà không thực sự đi vào giao lộ).
Một cuộc biểu tình gần tượng đài Cột Chiến thắng ở Berlin. (Ảnh: AP)
Đại lộ chính dẫn tới Cổng Brandenberg ở thủ đô Berlin bị ảnh hưởng vào sáng 8/1 (theo giờ địa phương), khi hàng chục máy kéo xếp hàng đỗ trong nền nhiệt đóng băng.
Nhiều phương tiện treo biểu ngữ với khẩu hiệu như "Không có nông dân, không có lương thực, không có tương lai".
Một đoàn xe ở Taufkirchen gần Munich. (Ảnh: Sky News)
Những người nông dân dự kiến tổ chức biểu tình trong vòng một tuần và cho rằng kế hoạch chấm dứt giảm thuế đối với dầu diesel nông nghiệp của Chính phủ Đức sẽ khiến nhiều người bị thiệt hại.
Phản ứng dữ dội đã khiến chính quyền Đức phải điều chỉnh kế hoạch vào tuần trước, theo đó trợ cấp dầu diesel hiện sẽ được cắt giảm dần trong vòng hai năm, thay vì hủy bỏ trợ cấp đột ngột. Đồng thời, kế hoạch bãi bỏ miễn thuế ô tô đối với xe nông nghiệp cũng bị hủy bỏ.
Máy kéo và xe tải phong tỏa đường ở Stauffenbergallee, Dresen. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, Hiệp hội Nông dân Đức (DBV) cho rằng các biện pháp nói trên là "hoàn toàn không đủ" và sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình trong tuần này.
Dự định bãi bỏ việc giảm thuế đối với dầu diesel, miễn thuế ô tô đối với xe nông nghiệp nằm trong kế hoạch của Chính phủ Đức nhằm lấp đầy khoản thiếu hụt 17 tỷ Euro trong ngân sách hàng năm của nước này.
Nông dân Đức dự kiến biểu tình trong vòng một tuần. (Ảnh: Sky News)
Hành động của người biểu tình sẽ bị theo dõi chặt chẽ sau khi một nhóm nông dân bị chỉ trích vào tuần trước vì đã ngăn cản Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck xuống phà khi ông trở về sau chuyến đi cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Nancy Faeser cũng cho biết, chính quyền nước này đang theo dõi tình hình.
Treo biểu ngữ trước đầu xe tải trong cuộc biểu tình. (Ảnh: Sky News)
Khả năng xảy ra tình trạng gián đoạn đường sắt có thể xảy ra do cuộc đình công của các nhân viên lái tàu, dự kiến sẽ tiến hành đình công trong gần ba ngày kể từ ngày 10/1 trong một cuộc tranh chấp về tiền lương và giờ làm việc với nhà điều hành đường sắt thuộc sở hữu nhà nước Deutsche Bahn.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào sáng sớm trong nền nhiệt đóng băng. (Ảnh: AP)
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!