Mới đây, Bộ Văn hóa Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu tại New Delhi. Chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu là "Ứng phó với những thách thức đương đại: Triết học và thực tiễn".
Thủ tướng Narendra Modi đã phát biểu tại phiên khai mạc của hội nghị này.
"Phật giáo không còn chỉ là lựa chọn của các cá nhân. Đó là một hệ tư tưởng" - Thủ tướng Ấn Độ chia sẻ.
Tham gia sự kiện này, thiền sư Phật giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche cho biết: "Thông qua sự kiện, chúng tôi thực sự có thể giúp truyền bá tinh túy của Phật pháp đến thế giới".
Cũng theo thiền sư Yongey Mingyur Rinpoche, hội nghị này cũng là cơ hội để các trường phái Phật giáo có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Ông nói: "Phật pháp được sinh ra từ Ấn Độ. Nhưng đức Phật được sinh ra ở Nepal. Với tôi, Phật pháp từ Ấn Độ giống như cha. Phật pháp Nepal Nepal giống như người mẹ. Chúng tôi đã học được rất nhiều giáo lý từ Ấn Độ, Nepal. Thông điệp chính là về nhận thức, tình yêu thương, lòng từ bi và trí tuệ. Đức Phật đã giảng dạy Phật giáo trên khắp Ấn Độ và rất nhiều nơi".
Hiện nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo có lượng tín đồ đông nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á. Tuy nhiên, việc truyền bá và phát triển Đạo Phật rộng rãi cũng làm cho bản chất gốc của Đạo Phật bị mờ nhạt dần. Vì vậy, việc các trường phái Phật giáo họp cấp cao, trao đổi, chia sẻ đạo pháp sẽ làm bản chất gốc của Đạo Phật được phát huy mạnh mẽ hơn.
Thiền sư Yongey Mingyur Rinpoche đã đề cập tư tưởng của đức Phật là tôn trọng bất cứ cá thể nào và cho biết, một trong những truyền thống của đất Phật là "Atithi Devo Bhava" - nghĩa là mỗi người đều có thể là một vị thần. Nhiều người tu theo Đạo Phật sẽ giúp trải nghiệm của Đức Phật được hiện diện khắp nơi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!