Indonesia đã ghi nhận trên 1,75 triệu ca mắc COVID-19, và hơn 48.800 trường hợp tử vong. (Ảnh: AP)
Giai đoạn này sẽ bắt đầu với các nhóm dễ bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục ưu tiên cho người cao tuổi. Theo đó, 1/3 số mũi tiêm đợt này sẽ dành cho người cao tuổi. Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho biết, nước này có tổng cộng 21.553.118 công dân cao tuổi.
Kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên đến nay, mới chỉ có hơn 9% số người cao tuổi của nước này được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Chính quyền các tỉnh, thành phố ở Indonesia sẽ tuyên truyền, vận động để người cao tuổi đi tiêm chủng.
Sau khi kết thúc giai đoạn 3, Indonesia sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 4 của chương trình tiêm chủng dành cho 77,4 triệu người là cộng đồng và các thành phần kinh tế khác dựa vào tình trạng sẵn có của vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại thủ đô Jakarta của Indonesia. (Ảnh: Reuters)
Việc đạt được mục tiêu được chia thành 4 giai đoạn, đầu tiên là tiêm cho 1,4 triệu nhân viên y tế; giai đoạn thứ 2 nhắm mục tiêu tiêm song song cho 21,5 triệu người cao tuổi và 17,3 nhân viên dịch vụ công; giai đoạn thứ 3 nhắm vào những người dễ bị tổn thương từ các khía cạnh không gian địa lý, xã hội và kinh tế với 63,9 triệu người, và giai đoạn thứ 4 sẽ tiêm cho 77,4 triệu người là cộng đồng và các thành phần kinh tế khác.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 181,5 triệu người, chiếm khoảng 2/3 dân số vào tháng 3/2022. Sau khi triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí vào ngày 13/1/2021, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã khởi động chương trình tiêm chủng Gotong Royong vào ngày 18/5 vừa qua với mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới.
Đến nay, Indonesia ghi nhận trên 1,75 triệu ca mắc COVID-19, bao gồm hơn 48.800 trường hợp tử vong.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!