Do đó, vấn đề làm thế nào để kêu gọi nhóm những người trong độ tuổi lao động tham gia tiêm vaccine COVID-19 là một câu hỏi khó cho các cơ quan y tế Indonesia. Để nâng cao nhận thức của những người trẻ về hiệu quả của việc tiêm vaccine, Indonesia đã đưa những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội vào nhóm được ưu tiên tiêm vaccine.
Indonesia đã đưa những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội vào nhóm được ưu tiên tiêm vaccine. (Ảnh: AP)
Lý do những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội nằm trong danh sách ưu tiên tiêm vaccine cùng với các nhân viên y tế chính là vì Indonesia là một trong số những nước có dân số sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram nhiều nhất trên thế giới. Và việc để những người nổi tiếng làm gương, truyền thông điệp tích cực về tiêm vaccine có thể tác động tới số người trẻ tham gia tiêm chủng.
Chỉ 37% người dân Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19. (Ảnh: AP)
Mặc dù Indonesia đang đối mặt với đợt bùng phát đại dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Á với hơn 869.000 ca mắc và 25.000 trường hợp tử vong, ở nước này vẫn tồn tại những hoài nghi xung quanh tính an toàn và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào. Một cuộc thăm dò vào tháng 12/2020 cho thấy, chỉ 37% người dân Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19, trong khi 40% nói sẽ cân nhắc và 17% từ chối. Do đó, Indonesia kỳ vọng, phương pháp truyền thông về tiêm vaccine qua người nổi tiếng sẽ giúp họ sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng, vực dậy nền kinh tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!