Đặt trong bối cảnh của một xã hội châu Âu có nhiều người nhập cư, những vấn đề này có nguy cơ tác động đến môi trường giáo dục và tâm sinh lý của học sinh, thanh thiếu niên.
Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Italy, năm 2015, có tới 50% thanh thiếu niên nam ở độ tuổi từ 11 - 17 phải chịu xúc phạm cá nhân, thậm chí hành động bạo lực từ bạn bè. Tỷ lệ nạn nhân nữ bị bạo hành cũng ở mức cao 20,9%. Tỷ lệ các vụ rắc rối phụ thuộc vào cấp học, với cấp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 19,4%.
Sự phát triển của mạng xã hội đã làm nảy sinh khái niệm "bạo lực vô hình" với các tác động nặng nề đến tâm lý của học sinh. Có đến 2/3 thiếu niên gặp phải các vấn đề như: hăm dọa, phân biệt đối xử, bạo hành về tinh thần qua mạng xã hội. Đối mặt với thực trạng này, vai trò của các mô hình "đường dây nóng về bạo hành học đường" tại Italy được coi là hiệu quả trong phòng ngừa hoặc can thiệp nhanh.
Bên cạnh đó, mô hình phối hợp tổ chức tọa đàm, sinh hoạt văn hóa ngoại khóa về bạo lực học đường giữa nhà trường, gia đình, tổ chức xã hội và cảnh sát với học sinh cũng có hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!