Khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng "cơn khát" tại Pakistan

-Thứ tư, ngày 13/11/2024 20:52 GMT+7

VTV.vn - Cuộc khủng hoảng nước tại Pakistan đang đẩy người dân vào tình thế khó khăn, ảnh hưởng sâu rộng đến sinh kế và đời sống hàng ngày.

Tình trạng khủng hoảng nước tại Pakistan không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của nông dân mà còn đe dọa đến đời sống của người dân thành thị khi nước sinh hoạt trở nên khan hiếm. Tình trạng thiếu nước cũng làm gia tăng nguy cơ bất ổn cho ngành năng lượng, trong đó biến đổi khí hậu được coi là nguyên nhân chính.

Đối với những nông dân Pakistan, tình cảnh thiếu nước đã tạo ra những áp lực nặng nề, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của họ. Ông Hasan, một nông dân tại đây, hiện chỉ biết bất lực chờ đợi khi nước tưới tiêu cho cây trồng không đủ, đẩy ông vào thế bị động trong mùa vụ.

Ông Mir Hasan - nông dân Pakistan, cho biết: "Chúng tôi chỉ có nước trong bốn tháng trong năm, vì vậy chúng tôi trồng lúa, và không thể làm gì trong tám tháng còn lại. Vì không có nước nên đất bị thoái hóa. Nếu chúng tôi có nước quanh năm, chúng tôi cũng có thể trồng các loại cây khác".

Khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng cơn khát tại Pakistan - Ảnh 1.

Các phương tiện di chuyển chậm do tầm nhìn giảm vì sương mù bao phủ khu vực Lahore, Pakistan, ngày 12/11/2024. (Ảnh: AP)

Trên khắp Pakistan, cuộc khủng hoảng nước không chỉ ảnh hưởng đến vùng nông thôn mà còn tác động sâu sắc đến các khu vực thành thị. Tại Karachi, thành phố lớn nhất của quốc gia, nhiều cư dân như bà Usman đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Khi nước không còn chảy qua đường ống, người dân phải dùng các bình can để lấy nước và mang về nhà, gánh chịu áp lực ngày càng nặng nề từ khủng hoảng nước kéo dài.

Bà Fareeda Usman - người dân Pakistan, kể: "Chúng tôi không thể làm gì nếu không có nước. Đây là vấn đề chúng tôi đã phải đối mặt trong nhiều năm nay, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có giải pháp".

Theo UNDP, trong vòng 25 năm qua, lượng nước sẵn có bình quân đầu người ở Pakistan đã giảm đáng kể, từ hơn 2.000 mét khối xuống còn gần một nửa. Nhiều chuyên gia nhận định rằng biến đổi khí hậu đang khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Cuộc khủng hoảng nước không chỉ cản trở Pakistan trong việc lưu trữ nước và phát triển thủy điện mà còn buộc quốc gia này phải phụ thuộc vào dầu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

Khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng cơn khát tại Pakistan - Ảnh 2.

Một chuyến tàu di chuyển dưới sương mù bao phủ khu vực Lahore, Pakistan, ngày 11/11/2024. (Ảnh: AP)

Giáo sư Moazzam Ali Khan - Đại học Karachi, Pakistan, nói: "Để xã hội phát triển, chúng ta cần phải có năng lượng và nguồn cung cấp. Nguồn năng lượng rẻ nhất hiện tại là thủy điện. Nhưng việc xây dựng đập thuỷ điện vô cùng tốn kém".

Hiện tại, chính quyền địa phương đang nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nước và cam kết nâng cấp cơ sở hạ tầng để cải thiện cuộc sống cho người dân trong thời gian sớm nhất. Cho đến lúc đó, người dân Pakistan vẫn kiên trì và hy vọng nguồn nước sạch sẽ sớm trở lại, giúp ổn định cuộc sống hàng ngày của họ.

Pakistan hạn chế các hoạt động ngoài trời do ô nhiễm không khí Pakistan hạn chế các hoạt động ngoài trời do ô nhiễm không khí Hàng triệu học sinh Pakistan học trực tuyến do ô nhiễm không khí nghiêm trọng Hàng triệu học sinh Pakistan học trực tuyến do ô nhiễm không khí nghiêm trọng Người lao động Pakistan vật lộn mưu sinh giữa tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Người lao động Pakistan vật lộn mưu sinh giữa tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước