Cụ thể, lạm phát của Đức trong tháng 7 là 6,2%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước đó, nhưng cao hơn mức lạm phát trung bình 5,3% tại 20 quốc gia thuộc khu vực Eurozone.
Giá lương thực cao tiếp tục là yếu tố khiến tỷ lệ này cao hơn mức bình thường. Giá các mặt hàng thực phẩm nói chung cao hơn 11% so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt là giá bánh mì, các sản phẩm ngũ cốc và rau củ tăng 16%.
Lạm phát ở Đức, nền kinh tế hàng đầu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt 6,4% trong tháng 6 tính theo năm, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 2. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) đưa ra thông tin trên hôm 29/6.
Theo dữ liệu sơ bộ, tỷ lệ lạm phát 6,4% này đã tăng so với mức 6,1% trong tháng 5. Khi cân đối để so sánh với các nước EU khác, tỷ lệ lạm phát của Đức trong tháng 6 là 6,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Destatis, giá lương thực tiếp tục tăng trên mức trung bình trong tháng 6 so với cùng kỳ, ở mức 13,7%, làm tăng gánh nặng cho những người tiêu dùng tại Đức đang gặp khó khăn.
Giá năng lượng đã tăng 3% trong tháng 6 trên cơ sở hàng năm. Theo báo cáo, gói cứu trợ thứ ba của Chính phủ liên bang Đức đã góp phần làm chậm đà tăng giá năng lượng.
Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức (GCEE) trước đó đã cảnh báo rằng lạm phát ở nước này có thể duy trì ở mức cao lâu hơn dự kiến, hoặc thậm chí tăng tốc. GCEE cho biết, họ dự kiến tỷ lệ lạm phát trung bình của Đức là 6,6% vào năm 2023.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lên mức 4% chưa từng có trong nỗ lực chống lạm phát cao. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde gần đây đã nói rằng một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 7 là "rất có thể xảy ra".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!