Lượng khí đốt Nga chuyển qua Ukraine sang EU giảm 1/3

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ sáu, ngày 13/05/2022 06:08 GMT+7

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom thuộc Nga. (Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN)

VTV.vn - Lượng khí đốt của Nga vận chuyển qua Ukraine tới Liên minh châu Âu đã giảm khoảng 1/3 sau khi Kiev đóng một tuyến đường ống quan trọng.

Đây là thông báo do tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đưa ra.

Cụ thể, lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu qua Ukraine trong ngày 12/6 ở mức 50,6 triệu m3, giảm so với 72 triệu m3 một ngày trước đó.

Công ty vận hành đường ống Ukraine (GTSOU) đã thông báo dừng vận chuyển khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranivka ở nước này từ ngày 11/5.

Tuyến đường ống qua Ukraine là tuyến trung chuyển khí đốt quan trọng từ Nga sang châu Âu. Tuyến đường ống này vẫn được duy trì kể cả sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Ngày 11/5, Đức ước tính lượng khí đốt chuyển qua Ukraine sang châu Âu giảm khoảng 25%.

Cùng ngày, Gazprom thông báo sẽ không vận chuyển khí đốt qua đường ống Yamal qua Ba Lan nữa. Những thông tin này càng làm dấy lên lo ngại rằng giá khí đốt tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng.

Lượng khí đốt Nga chuyển qua Ukraine sang EU giảm 1/3 - Ảnh 1.

Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu vì tình huống “bất khả kháng”. (Ảnh: Getty Images)

Liên quan vấn đề trên, ngày 12/5, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, việc thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga sẽ không khiến nguồn cung toàn cầu bị khan hiếm trầm trọng trong ngắn hạn vì các nước sản xuất khác đang tăng sản lượng, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc giảm do đại dịch COVID-19 hoành hành.

Trước đây, IEA đã cảnh báo, xung đột tại Ukraine có thể gây ra cú sốc nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Trong nhận định vào ngày 12/5, IEA cho rằng, việc EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga sẽ thúc đẩy quá trình định hướng lại dòng chảy thương mại và buộc Nga giảm sản lượng.

Cho dù như vậy, việc một số nhà sản xuất khác bắt đầu tăng sản lượng cùng với thực trạng nhu cầu giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, được cho là sẽ giúp thế giới tránh được giai đoạn khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.

Theo IEA, sau khi giảm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu có thể giảm đến 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2022.

Mỹ và một số nước giàu có đã quyết định trích kho dự trữ khẩn cấp để giúp bình ổn giá dầu thế giới.

Giá dầu bắt đầu tăng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2.

10 quốc gia EU âm thầm mua khí đốt Nga bằng Ruble 10 quốc gia EU âm thầm mua khí đốt Nga bằng Ruble EU hỗ trợ các nước bị Nga cắt nguồn cung khí đốt EU hỗ trợ các nước bị Nga cắt nguồn cung khí đốt IMF: EU có thể mất 3% GDP nếu mất nguồn cung dầu và khí đốt của Nga IMF: EU có thể mất 3% GDP nếu mất nguồn cung dầu và khí đốt của Nga

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước