Tại châu Á, các trận bão có khả năng nhiều hơn về số lượng và mạnh hơn về cường độ, trong khi mưa cũng sẽ rất bất thường. Một loạt quốc gia trong khu vực đã và đang xây dựng các công trình lớn nhằm tìm kiếm giải pháp lâu dài để ứng phó với lũ lụt.
Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch chi khoản tiền khổng lồ 100 tỉ baht (hơn 3,2 tỉ USD) để đào một con kênh dài 240km từ tỉnh Chai Nat tới Vịnh Thái Lan để chống lũ lụt cho khu vực miền Trung của nước này.
Giai đoạn 1 của dự án là mở rộng tuyến kênh dài 100km ở tỉnh Chai Nat để có bề rộng 130m. Trong giai đoạn 2, một tuyến kênh mới dài 124km từ Lop Buri tới Vịnh Thái Lan sẽ được xây dựng.
Đây là một trong số 9 dự án cơ sở hạ tầng quản lý nước của Chính phủ nhằm không để lặp lại trận lụt lịch sử năm 2011 ở Thái Lan. Mục tiêu của dự án là chuyển nước lũ từ vùng đất cao ở miền Trung thẳng tới Vịnh Thái Lan.
Singapore đã xây nhiều hồ trữ nước để vừa có thể chống lụt, chống nước dâng, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân.
Singapore đã xây nhiều hồ trữ nước để vừa có thể chống lụt, chống nước dâng, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân. Công trình tiêu biểu là hồ chứa và đập Marina Barrage dài 350m với chi phí 135 triệu USD. Nếu mưa lớn khi thủy triều xuống, các cổng đập sẽ được hạ xuống để giải phóng lượng nước dư thừa từ hồ chứa ra biển. Nếu mưa lớn xảy ra khi thủy triều lên, các cổng sẽ được đóng lại, máy bơm thoát nước khổng lồ được kích hoạt để bơm nước thừa từ hồ chứa ra biển.
Hệ thống chống ngập cho thủ đô Tokyo, Nhật Bản nằm ở độ sâu 50m dưới lòng đất. Công trình khổng lồ này gồm 5 trụ chứa cao 75m, được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km. Mỗi bể ngầm đủ lớn để chứa một tàu con thoi. Chúng được kết nối thông qua hệ thống đường hầm. Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau đó, người ta sẽ bơm nước từ bể chứa ra sông Endo với các máy bơm công suất lớn để tránh ngập cho toàn thành phố.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!