Mỹ và Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên rút quân khỏi Nga

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ bảy, ngày 02/11/2024 06:08 GMT+7

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tại Lầu Năm Góc, ngày 30/10 (Ảnh: AP)

VTV.vn - Mỹ và Hàn Quốc đã thúc giục Triều Tiên rút quân khỏi Nga, bày tỏ lo ngại rằng lực lượng này có thể được triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã kêu gọi Triều Tiên rút quân khỏi Nga. Washington cho biết khoảng 10.000 quân Triều Tiên đã được triển khai để có thể hành động chống lại các lực lượng Ukraine.

Nga và Triều Tiên đã tăng cường hợp tác chính trị và quân sự trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Tuy nhiên, việc đưa binh sĩ Triều Tiên tới chiến đấu chống lại các lực lượng của Kiev sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể và gây ra mối quan ngại rộng rãi trên toàn thế giới.

"Tôi kêu gọi Triều Tiên rút quân khỏi Nga" - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Lầu Năm Góc, lặp lại lời kêu gọi của người đồng cấp Hàn Quốc Kim Yong-hyun.

Bộ trưởng Austin cho biết Mỹ sẽ "tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để ngăn cản Nga triển khai quân đội Triều Tiên chiến đấu (với Ukraine)".

Tuy nhiên. có "khả năng cao" là Moscow vẫn sẽ làm như vậy - theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người đã nói rằng lực lượng Triều Tiên đang được trang bị quân phục và vũ khí của Nga.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun phát biểu ông tin rằng việc Triều Tiên triển khai quân đến Nga "có thể dẫn đến leo thang các mối đe dọa an ninh trên bán đảo Triều Tiên".

Nguyên nhân là bởi có "khả năng cao" Triều Tiên sẽ yêu cầu chuyển giao công nghệ từ Nga để hỗ trợ các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng - bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và vệ tinh trinh sát - nhằm đổi lấy việc triển khai lực lượng của mình - ông Kim Yong-hyun nói.

Theo Bộ trưởng Kim Yong-hyun, Hàn Quốc không công bố thay đổi chính sách lâu đời của mình là cấm nước này bán vũ khí vào các khu vực đang diễn ra xung đột, bao gồm cả Ukraine. Đây là lập trường mà Seoul vẫn kiên trì theo đuổi bất chấp lời kêu gọi xem xét lại từ Washington và Kiev.

"Hiện tại, vẫn chưa có gì được xác định" - Bộ trưởng Kim Yong-hyun cho biết khi được hỏi liệu Hàn Quốc có kế hoạch gián tiếp cung cấp đạn dược cho Ukraine hay không.

Lầu Năm Góc trước đó thông tin rằng "một số lượng nhỏ" binh lính Triều Tiên đã được triển khai tại khu vực Kursk của Nga - nơi lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công trên bộ kể từ tháng 8.

Tổng thống Nga Vladimir Putin không phủ nhận việc triển khai quân đội Triều Tiên đến nước này nhưng cũng không xác nhận.

Đặc phái viên của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia hôm 30/10 khẳng định bất kỳ tuyên bố nào về việc lực lượng của Triều Tiên hiện diện ở tiền tuyến đều là "lời khẳng định từ một phía".

Nhà Trắng đã tuyên bố rằng lực lượng của Bình Nhưỡng sẽ trở thành "mục tiêu quân sự hợp pháp" nếu họ chiến đấu chống lại Ukraine. Và Bộ trưởng Austin cũng đồng tình với lập trường đó.

Nếu quân đội Triều Tiên "chiến đấu cùng với quân đội Nga trong cuộc xung đột này và tấn công quân đội Ukraine, quân đội Ukraine có quyền tự vệ" - ông Austin nói.

Triều Tiên đã phủ nhận việc gửi quân đến Nga, nhưng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này khẳng định nếu việc triển khai quân như vậy xảy ra, điều này sẽ là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quân đội Triều Tiên đang được triển khai đến vùng Kursk của Nga Quân đội Triều Tiên đang được triển khai đến vùng Kursk của Nga

VTV.vn - Washington sẽ không áp đặt hạn chế mới đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ nếu Triều Tiên tham chiến trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước