Naftogaz: Ukraine sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ hai, ngày 30/10/2023 13:02 GMT+7

(Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Ông Aleksey Chernyshov, người đứng đầu tập đoàn năng lượng của Ukraine Naftogaz, thông báo hôm 29/10.

Hợp đồng giữa Naftogaz và tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga sẽ hết hạn vào năm 2024.

"Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 và chúng tôi không có ý định gia hạn. Hợp đồng sẽ kết thúc, quá trình vận chuyển khí đốt sẽ dừng lại", ông Chernyshov tuyên bố.

Theo quan chức này, Ukraine có cơ sở để chấm dứt hợp đồng với Nga trước thời hạn vì Gazprom bị cáo buộc đã thanh toán "không quá 70%" số tiền họ nợ cho chi phí quá cảnh". Tuy nhiên, Kiev sẽ không hủy bỏ hợp đồng hiện tại ngay lập tức vì họ không muốn người tiêu dùng châu Âu không có khí đốt trước mùa đông.

Hợp đồng vận chuyển khí đốt qua Ukraine giữa Gazprom và Naftogaz được gia hạn lần cuối vào tháng 12/2019. Các bên đã đồng ý kéo dài thỏa thuận trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024, kèm theo khả năng tiếp tục gia hạn. Sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga bị hư hại trong một vụ phá hoại vào năm 2022, tuyến đường vận chuyển qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để khí đốt của Nga đến Tây và Trung Âu. Bên cạnh đó, Gazprom vẫn cung cấp khí đốt thông qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và đường ống Dòng chảy Xanh Lam ở miền Nam và Đông Nam châu Âu.

Trong khi lượng khí đốt qua đường ống của Nga tới EU giảm mạnh trong một 1,5 năm qua do các lệnh trừng phạt đối với hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine và những thách thức kỹ thuật, một số quốc gia EU vẫn tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt của Nga. Đặc biệt, Hungary đã nhiều lần tuyên bố ý định tiếp tục mua khí đốt của Nga để đáp ứng hầu hết nhu cầu của nước này. Đầu tuần qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết, Budapest sẵn sàng thảo luận về các phương án thay thế cho việc nhập khẩu khí đốt của Nga, chẳng hạn như triển vọng tăng cường nguồn cung qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga giảm mạnh vào năm 2022, giá khí đốt tại EU tăng vọt, gây ra lạm phát và khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia thành viên. Nga liên tục cảnh báo rằng việc không nhập khẩu năng lượng của Nga chỉ gây tổn hại cho người dân và các ngành công nghiệp của EU. Khi thông tin về ý định hủy bỏ hợp đồng quá cảnh khí đốt của Ukraine lần đầu tiên xuất hiện vào giữa mùa hè, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết, động thái này sẽ "giáng một đòn" vào EU, trong khi Ukraine sẽ "tự bắn vào chân mình khi mất lợi nhuận từ việc vận chuyển quá cảnh khí đốt".

EU lo ngại cuộc khủng hoảng giá khí đốt mới trong mùa đông EU lo ngại cuộc khủng hoảng giá khí đốt mới trong mùa đông

VTV.vn - Những lo ngại đang gia tăng xung quanh xung đột Israel - Palestine và nghi ngờ phá hoại đường ống dẫn dầu ở biển Baltic có thể khiến giá xăng tăng cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước