Người đầu tiên trên thế giới được ghép phổi hoàn toàn bằng robot

Vân Ánh-Thứ bảy, ngày 23/11/2024 11:47 GMT+7

VTV.vn - Ca cấy ghép chưa từng có này được thực hiện tại một bệnh viện ở New York, Mỹ nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chữa lành và rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.

"Tôi không biết nên dùng từ ngữ nào để nói lên cảm xúc của mình" là những lời mà bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép cả 2 lá phổi hoàn toàn bằng robot đã thốt lên.

Quy trình ghép lá phổi hoàn toàn bằng robot dựa trên thành tựu các ca phẫu thuật ít xâm lấn khác. Trước đó, vào năm 2022, một bệnh viện ở thành phố Los Angeles (Mỹ) đã hoàn thành ca ghép một lá phổi một phần bằng robot. Còn tại một trung tâm y tế ở thành phố New York, các bác sĩ đã thông báo vào tháng 9 năm nay rằng họ đã thực hiện ca ghép một lá phổi hoàn toàn bằng robot.

Và nay, quy trình ghép cả 2 lá phổi đã được thực hiện trên bệnh nhân 57 tuổi ở thành phố New York vào ngày 22/10.

Trong hơn một thập kỷ, bệnh nhân Cheryl Mehrkar đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn sau khi bà mắc COVID-19.

Bà Cheryl Mehrkar - bệnh nhân được ghép phổi bằng robot - nói: "Tôi nhớ hình ảnh người bảo vệ 85 tuổi đã leo lên cầu thang còn khỏe hơn cả tôi".

Người đầu tiên trên thế giới được ghép phổi hoàn toàn bằng robot - Ảnh 1.

Bà Cheryl Mehrkar là người đầu tiên trên thế giới được ghép phổi hoàn toàn bằng robot (Ảnh: NYU Langone Health)

Việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống là một nỗi đau đối với bà Mehrkar vì ngoài công việc là nhân viên cấp cứu, bà còn sở hữu một trường dạy karate cùng với chồng. Bà cũng là một người đam mê xe máy.

Trong quá trình phẫu thuật cho bà Mehrkar, một nhóm bác sĩ đã làm việc song song với robot khi nó đi vào cơ thể bệnh nhân, loại bỏ 2 lá phổi bị bệnh, chuẩn bị vị trí phẫu thuật để cấy ghép, sau đó cấy ghép phổi của người hiến tặng, tất cả thông qua một vết rạch nhỏ ở mỗi bên. Kết quả là, so với các ca phẫu thuật ghép phổi thông thường, các vết mổ được thu nhỏ từ khoảng 20 cm xuống còn khoảng 5 cm.

Bà Stephanie H.Chang - thuộc Chương trình Ghép phổi, Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ) - cho biết: "Trong một ca ghép phổi thông thường, phải đặt những dụng cụ kéo giãn lớn để tách xương sườn ra. Các dụng cụ này đè lên dây thần kinh. Và đó là một vết mổ hở rất lớn. Do đó, cơn đau thường là một vấn đề khá lớn đối với bệnh nhân sau đó".

Trong quá trình hồi phục tại bệnh viện, bà Mehrkar có thể đứng dậy và đi lại. Bà chỉ còn vài ngày nữa là được xuất viện - khoảng một tháng sau khi trải qua ca phẫu thuật.

Thực hiện thành công ca ghép phổi từ người sống cho bệnh nhân COVID-19 Thực hiện thành công ca ghép phổi từ người sống cho bệnh nhân COVID-19

VTV.vn - Bệnh viện Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã thực hiện thành công ca cấy ghép mô phổi đầu tiên trên thế giới từ những người hiến tặng còn sống cho bệnh nhân COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước