Phản ứng của người dân châu Âu trong việc ứng phó với làn sóng di cư

Linh Lê (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 22/06/2018 06:00 GMT+7

348 chiếc áo phao được những người biểu tình xếp chồng thành núi trước cửa Thượng viện Pháp nhằm phản đối một dự luật siết chặt quy định nhập cư sắp được thông qua.

VTV.vn - Ngay sau khi chính phủ Italy công bố quyết định từ chối tàu Aquarius, một làn sóng phản đối đã nổ ra trên chính quốc gia này.

Thống kê của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho thấy chỉ trong nửa đầu năm 2018 đã có hơn 37.000 người tị nạn tìm cách vào châu Âu bằng đường biển.

Riêng Italy đã tiếp nhận gần một nửa số trên, khoảng 15.300 người tị nạn, biến đây thành quốc gia phải tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất tại châu Âu. Tiếp đến là Hy Lạp với 12.000 người và sau đó là Tây Ban Nha.

Mặc dù thế, ngay cả khi đặt chân được đến châu Âu, người di cư vẫn phải trải qua một quy trình dài để xem xét cấp quy chế tị nạn hoặc nếu không đủ điều kiện sẽ bị tạm giữ trước khi trục xuất về nước.

Khủng hoảng nhập cư không chỉ là nỗi đau đầu với giới lãnh đạo. Người dân châu Âu cũng đã có những phản ứng trái chiều về cách thức EU ứng phó với làn sóng người di cư.

Dự kiến, lãnh đạo một số nước thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp mà Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker gọi là "hội nghị không chính thức" về vấn đề người di cư tại Thủ đô Brussels của Bỉ vào ngày 24/6 tới với mong muốn tìm kiếm sự phối hợp giữa các nước thành viên EU về một giải pháp với vấn đề người tị nạn.

Australia: Người xin tị nạn có thể phải ở lại lán trại Australia: Người xin tị nạn có thể phải ở lại lán trại Pháp siết chặt luật nhập cư và tị nạn Pháp siết chặt luật nhập cư và tị nạn Nhiều công dân Việt Nam không được hưởng quy chế tị nạn ở Thụy Sĩ Nhiều công dân Việt Nam không được hưởng quy chế tị nạn ở Thụy Sĩ

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước