Pháp từ chối rút quân khỏi Niger

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ hai, ngày 07/08/2023 06:03 GMT+7

Lính Pháp rời khỏi máy bay C130 của Không quân Mỹ tại căn cứ Niamey, Niger, ngày 9/6/2021. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Pháp đã cam kết duy trì các thỏa thuận quân sự được thực hiện với "chính quyền hợp pháp" của Niger.

Pháp đã khăng khăng thực hiện 5 thỏa thuận hợp tác quân sự với Niger, bởi vì các hiệp định đã được ký kết với "cơ quan hợp pháp" của quốc gia Tây Phi này, bất chấp chính quyền mới được thành lập kêu gọi thu hồi các thỏa thuận.

"Pháp nhắc lại rằng khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác của nước này với Niger trong lĩnh vực quốc phòng dựa trên những thỏa thuận đã được ký kết với các cơ quan hợp pháp của Niger," một tuyên bố hôm 4/8 của Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định. "Đây là điều duy nhất mà Pháp và toàn bộ cộng đồng quốc tế công nhận".

Khẳng định trên được đưa ra sau tuyên bố hôm 3/8 của ông Amadou Abdramane, người phát ngôn của lãnh đạo chính quyền quân sự đã phế truất Tổng thống được bầu cử dân chủ của Niger, ông Mohammad Bazoum, vào tuần trước, rằng chính quyền quân sự đang đơn phương cắt đứt những thỏa thuận quân sự với các nhà cai trị thuộc địa cũ của họ.

Abdourahamane Tchiani, trước đây là chỉ huy lực lượng bảo vệ Tổng thống Niger Bazoum, tuyên bố mình là người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp hai ngày sau khi lực lượng của ông lật đổ chính quyền của ông Bazoum.

Pháp từ chối rút quân khỏi Niger - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thống Niger Mohamed Bazoum trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi vào ngày 13/12/2022. (Ảnh: AP)

Việc chấm dứt các hiệp định quân sự gồm yêu cầu Pháp rút 1.000 đến 1.500 binh sỹ đang đồn trú tại quốc gia châu Phi này. Một số lượng nhỏ binh sỹ Mỹ cũng được triển khai ở Niger, một lãnh thổ được coi là có ý nghĩa địa chính trị do có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và có biên giới với 7 quốc gia, trong đó có Libya, Chad và Nigeria.

Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã nhận khoảng 500 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ kể từ năm 2012, con số cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Sau cuộc đảo chính vào hai tuần trước, một số nhà hảo tâm phương Tây của Niger đã đình chỉ các chương trình viện trợ ở nước này. Hỗ trợ nước ngoài chiếm khoảng một nửa ngân sách hàng năm của Niger.

Hôm 4/8, Hà Lan đã trở thành quốc gia phương Tây mới nhất rút khỏi các thỏa thuận đã đạt được với chính quyền trước đây của Niger. Trong một tuyên bố, đại diện Hà Lan nói rằng họ không muốn hỗ trợ cho những "thủ phạm" thực hiện cuộc đảo chính. The Hague nói rằng thay vào đó, họ sẽ chuyển viện trợ cho Niger thông qua những hoạt động nhân đạo do Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác chủ trì.

Trong khi đó, Paris hôm 3/8 cho biết, họ lên án "bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể" việc Niger đình chỉ hoạt động các hãng tin Pháp France 24 và RFI (tại Niger). Trong một tuyên bố được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Pháp, họ cho rằng động thái của chính quyền mới tại Niger nhằm hạn chế truyền thông Pháp ở nước này thể hiện "sự đàn áp độc tài".

Bộ Ngoại giao Pháp hôm 5/8 nói thêm rằng họ sẽ hỗ trợ khối Tây Phi, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), để đảm bảo cuộc đảo chính quân sự sẽ thất bại. Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Catherine Colonna thông tin, những người lãnh đạo cuộc đảo chính có thời hạn đến ngày 6/8 để trao lại quyền lực, nếu không mối đe dọa can thiệp quân sự của ECOWAS vào Niger phải được coi là "rất nghiêm trọng".

Niger cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp Niger cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp

VTV.vn - Chính quyền quân sự ở Niger, nắm quyền lực từ Tổng thống Mohamed Bazoum trong cuộc đảo chính vào tuần trước, đã cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp từ ngày 30/7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước