Giới chức ước tính, khoảng 3.000-4.000 tấn rác thải đang tồn trữ trong các thùng chứa trên đường phố mà chưa được dọn do đình công gây ra. Giới môi trường quan ngại, gió lớn có thể thổi nhiều rác ra biển và gây hại cho môi trường đại dương.
WHO cảnh báo vấn nạn rác thải y tế do đại dịch
Trong một cảnh báo, Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh việc lạm dụng, dùng quá mức một số trang thiết bị có thể gây ra vấn nạn mới về rác thải y tế sau đại dịch.
Hàng tỷ khẩu trang, ống tiêm, găng tay y tế, đồ phòng hộ đã và đang được sử dụng trên khắp thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Đồ bảo hộ y tế có thể tái sử dụng hoặc phân hủy sinh học nằm trong số các giải pháp của WHO nhằm hạn chế rác thải y tế - Ảnh: Reuters
Theo WHO, phần lớn trong khoảng 87.000 tấn trang thiết bị bảo hộ cá nhân từ nhựa PPE sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021 để chống dịch COVID-19 đã trở thành rác thải. Hơn 8 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu tạo ra thêm 143 tấn rác thải dưới dạng ống tiêm, kim tiêm và hộp đựng.
WHO đã đưa ra những khuyến nghị như sử dụng bao bì, vận chuyển theo cách thức thân thiện với môi trường, phát triển các nguyên vật liệu có thể tái chế... Bên cạnh đó, WHO kêu gọi đầu tư vào các công nghệ xử lý chất thải không đốt.
Đây đã là cuộc đình công thứ ba liên tiếp của công nhân vệ sinh tại Marseille nhằm phản đối việc chính quyền muốn tăng thời gian làm việc của công nhân. Hiện thành phố đang thuê một số công ty tư nhân hỗ trợ, nhưng số lượng dọn dẹp được là rất nhỏ so với lượng rác tồn trữ hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!