Rạn san hô lớn nhất trên thế giới ở Scotland bị tàn phá nặng nề

Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 02/01/2018 11:28 GMT+7

VTV.vn - Tại Scotland, việc nạo vét sò đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho rạn san hô lớn nhất thế giới.

Khi nói đến các rạn san hô, ta thường liên tưởng đến những vùng đất san hô nhiệt đới kì diệu, nhưng vùng Scotland lạnh giá cũng có những rạn san hô của riêng mình. Trên thực tế, một rạn san hộ, chứa hàng triệu con sò khác nhau, là rạn san hô lớn nhất thế giới. Ít nhất nó đã từng lớn nhất thế giới, cho đến khi một con tàu đánh lưới vét bắt sò gây ra những tổn thất nặng nề mà phải mất từ hàng chục năm đến hàng trăm năm để hồi phục lại như ban đầu. Nếu có điều gì có thể an ủi được, thì đó là thảm họa đã phá hủy rạn san hô sẽ được nghiên cứu và quy mô của nó sẽ được tiết lộ.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 4/2017, khi một con tàu nạo vét sò điệp ở hồ Loch Carron, phía tây Scotland, bị phát hiện đã kéo lê thiết bị nạo vét qua rạn san hô hai lần, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Việc câu cá ở hồ Loch đã bị cấm ngay lập tức trong khi các nỗ lực đánh giá hậu quả được tiến hành. Trong lúc đó, các thợ lặn đã có thêm hiểu biết về bản chất của rạn san hô.

Đáy hồ chứa đầy 250 triệu con sò lửa, một loài thân mềm hai vỏ vùng nước mặn trông giống như nó đã từng được diễn tả trong phim The Muppets trước khi sinh sống dưới nước. Loài này từng sinh sống ở ngoài khơi bờ biển phía tây Scotland với số lượng khổng lồ, nhưng hiện giờ ở những vùng biển lớn, chúng ngày càng khan hiếm, phần lớn vì việc nạo vét như thế này. Những loài sinh vật dưới đáy biển khác như nhím biển và cua nhện cũng sinh sống rất nhiều. Nạo vét lúc đó là việc làm hợp pháp, nhưng sự vi phạm đã dẫn tới lệnh cấm tạm thời đối với các hoạt động trong phạm vi hồ Loch, mà giờ có lẽ đã thành lệnh cấm vĩnh viễn.

Rạn san hô lớn nhất trên thế giới ở Scotland bị tàn phá nặng nề - Ảnh 1.

Trong lúc ấy, những thợ lặn thuộc Hội Di sản Thiên nhiên Scotland bắt đầu khám phá rạn san hô theo cách hoàn toàn khác trước đây, tiết lộ kích thước thật sự của nó. Trước khi việc này được hoàn thành, vùng biển chứa 100 triệu con sò điệp ở hồ Alsh gần đó vẫn được cho là vùng biển chứa sò lớn nhất không chỉ ở Scotland mà còn trên cả thế giới. Tuy nhiên rạn san hô hồ Loch Carron còn lớn hơn gấp hai lần rưỡi.

Bên cạnh giá trị môi trường của khu vực, việc đánh bắt sò bền vững của các thợ lặn còn khiến cho hồ Loch trở nên quan trọng về mặt thương mại, điều này sẽ bị tổn hại nặng nề bởi việc nạo vét. Việc nạo vét sò điệp không chỉ đánh bắt những loài cần đánh bắt, mà còn kéo theo những loài động vật khác và tảo từ nơi ở của chúng đến đáy biển, và thường bỏ mặc chúng đến chết.

Việc nạo vét sò đã mở đầu cho một cuộc tranh luận gay gắt về việc phương pháp này có phù hợp với việc đánh bắt sò điệp hay không, và nếu có thì khi nào là thích hợp. Việc khám phá ra kích cỡ của rạn san hô sẽ khiến cho việc này trở nên căng thẳng hơn. Đài BBC đã trích dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Môi trường Scotland Roseanna Cunningham: “Đây là một phát hiện đáng kinh ngạc và tôi cho rằng chúng ta sẽ rất tắc trách nếu không quan tâm và không làm mọi việc có thể để bảo vệ rạn san hô”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước