Nguyên nhân là do các băng đảng ma túy lợi dụng các hạn chế chống dịch COVID-19 để buôn lậu lượng ma túy kỷ lục trên toàn thế giới, theo một báo cáo từ Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC).
Đây là mức tăng sản xuất cocaine đột biến và mạnh nhất kể từ năm 2016, diễn ra trong bối cảnh các băng đảng ma túy ở khu vực Nam Mỹ đang nỗ lực hợp lý hóa hiệu quả của các phòng thí nghiệm chế xuất ma túy.
Nhà nghiên cứu Antoine Vella của UNODC lưu ý trong các bình luận đăng trên tờ The Guardian: "Đại dịch là một cú hích nhỏ đối với việc mở rộng sản xuất cocaine". Ông Antoine Vella nói thêm rằng kể từ đó, sản xuất cocaine đã "phục hồi" lên mức cao hơn trước khi dịch COVID-19 diễn ra. Báo cáo giải thích rằng nhu cầu về cocaine đã giảm trong những năm gần đây do nhiều quán bar và câu lạc bộ đêm đóng cửa trong thời gian phong tỏa.
Các băng đảng buộc phải nghĩ ra các phương pháp thay thế để phân phối thuốc trong thời kỳ đại dịch sau khi nhiều chuyến bay quốc tế bị đình chỉ và giao thông đường bộ bị kiểm soát chặt chẽ, buộc họ phải lưu trữ cocaine.
Cảnh sát chống ma túy Colombia trong chiến dịch phá hủy các phòng thí nghiệm chế xuất cocaine trong rừng ở bang Guaviare. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều vụ bắt giữ ma túy khác nhau cho thấy, những đối tượng buôn bán ma túy đã cố gắng ngụy trang cocaine trong việc phân phối các vật dụng hàng ngày như giấu bên trong quả bơ và thậm chí cả khẩu trang y tế. Thậm chí, những đối tượng buôn ma túy biến cocaine thành các dạng khác nhau để qua mặt cơ quan chức năng trước khi được tái chế tại điểm đến cuối cùng.
Báo cáo cho biết thêm rằng giới chức Anh đã ghi nhận "sự gia tăng đáng kể" trong việc thu giữ cocaine được vận chuyển qua hệ thống bưu điện quốc tế cũng như thông qua các dịch vụ chuyển phát nhanh.
"Không nghi ngờ gì về việc mức độ tinh vi của các đối tượng buôn bán ma túy ngày càng trở nên không có giới hạn", ông Vella nói, khi các băng đảng tìm cách duy trì nguồn cung ma túy cho châu Âu và Bắc Mỹ, những khu vực chiếm tới 3/4 lượng tiêu thụ cocaine toàn cầu.
Các băng đảng cũng đã thiết lập các tuyến đường mới để vận chuyển và phân phối cocaine nhằm tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng chống ma túy, đặc biệt là ở những thị trường đang phát triển ở châu Á và châu Phi, báo cáo cho biết. Các cảng như Rotterdam (Hà Lan, Antwerp (Bỉ) và Hamburg (Đức) đã nổi lên về việc trở thành cảng trung chuyển, nhập khẩu chất gây nghiện, so với các điểm nhập cocaine truyền thống vào châu Âu ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Nhu cầu toàn cầu về cocaine cũng dẫn đến việc tăng cường trồng và sản xuất cây coca ở Bolivia, Peru và Colombia, nơi diện tích đất được sử dụng để trồng cây coca đã tăng 40% vào năm 2021, lên tổng cộng 204.000 ha.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!